Tổ chức đề nghị thẩm định thiết kế sửa đổi phương tiện thủy nội địa nộp hồ sơ ở đâu? Trình tự thẩm định thiết kế như thế nào?
- Tổ chức đề nghị thẩm định thiết kế sửa đổi phương tiện thủy nội địa cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì?
- Tổ chức đề nghị thẩm định thiết kế sửa đổi phương tiện thủy nội địa nộp hồ sơ ở đâu? Trình tự thẩm định thiết kế như thế nào?
- Mẫu giấy đề nghị thẩm định thiết kế sửa đổi phương tiện thủy nội địa như thế nào?
Tổ chức đề nghị thẩm định thiết kế sửa đổi phương tiện thủy nội địa cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì?
Tổ chức đề nghị thẩm định thiết kế sửa đổi phương tiện thủy nội địa cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 16/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) như sau:
- 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
- 01 bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) các tài liệu sau: bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng cho phương tiện. Có thể sử dụng ngôn ngữ trong thuyết minh, bản tính là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt; trong bản vẽ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý Hợp đồng đóng mới phương tiện hoặc các giấy tờ chứng minh phương tiện là tài sản hợp pháp của chủ phương tiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản đó (đối với thiết kế lập hồ sơ của phương tiện đã đóng không có sự giám sát của đăng kiểm);
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 9 Thông tư 16/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn
1. Đối với thẩm định thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa đổi, lập 01 bộ hồ sơ thiết kế bao gồm:
a) 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) 01 bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) các tài liệu sau: bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện. Đối với hồ sơ thiết kế do đơn vị thiết kế nước ngoài thiết kế hoặc chủ phương tiện là người nước ngoài hoặc thiết kế phương tiện đóng ở Việt Nam để xuất khẩu thì ngôn ngữ sử dụng trong thuyết minh, bản tính là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, ngôn ngữ sử dụng trong bản vẽ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý Hợp đồng đóng mới phương tiện hoặc các giấy tờ chứng minh phương tiện là tài sản hợp pháp của chủ phương tiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản đó (đối với thiết kế lập hồ sơ của phương tiện đã đóng trong nước mà không có sự giám sát của đăng kiểm).
...
Theo đó, đối với thẩm định thiết kế sửa đổi, tổ chức đề nghị lập 01 bộ hồ sơ thiết kế gồm những giấy tờ được quy định cụ thể trên.
Tổ chức đề nghị thẩm định thiết kế sửa đổi phương tiện thủy nội địa nộp hồ sơ ở đâu? (Hình từ Internet)
Tổ chức đề nghị thẩm định thiết kế sửa đổi phương tiện thủy nội địa nộp hồ sơ ở đâu? Trình tự thẩm định thiết kế như thế nào?
Tổ chức đề nghị thẩm định thiết kế sửa đổi phương tiện thủy nội địa nộp hồ sơ ở đâu, trình tự thẩm định thiết kế như thế nào, thì theo Điều 9 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 16/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) như sau:
Trình tự thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn
1. Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Chi cục Đăng kiểm hồ sơ đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Chi cục Đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến); nếu hồ sơ đầy đủ thì hẹn thời gian trả kết quả.
3. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc (đối với thiết kế loại phương tiện đóng bằng vật liệu mới, công dụng mới hoặc các phương tiện hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội địa ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo; phương tiện chở khí hóa lỏng, chở xô hóa chất nguy hiểm; tàu dầu có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60 0C, có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên; tàu cao tốc chở khách, tàu đệm khí; nhà hàng nổi, khách sạn nổi, tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, tàu chở khách có sức chở từ 100 khách trở lên) hoặc trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc (đối với thiết kế không phải là loại kể trên và tài liệu hướng dẫn), Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Chi cục Đăng kiểm hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn, nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo quy định, cấp thông báo thẩm định tài liệu hướng dẫn, thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có); nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để khắc phục các tồn tại.
4. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ thiết kế đã khắc phục các tồn tại, nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo quy định tại khoản 3 Điều này; nếu không đạt thì trả lời cho tổ chức, cá nhân để khắc phục lại các tồn tại.
5. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn nộp giá dịch vụ, lệ phí theo quy định và nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Chi cục Đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến.”
Theo đó, tổ chức chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Chi cục Đăng kiểm.
Trình tự thẩm định thiết kế sửa đổi phương tiện thủy nội địa thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Trước đây, căn cứ theo Điều 9 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Trình tự thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn
1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì hẹn thời gian trả kết quả.
3. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị theo quy định, trong thời hạn 20 ngày làm việc đối với thiết kế loại phương tiện đóng bằng vật liệu mới, công dụng mới hoặc các phương tiện hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội địa ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo; phương tiện chở khí hóa lỏng, chở xô hóa chất nguy hiểm, tàu dầu có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60 °C, có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên; tàu khách cao tốc, tàu đệm khí; nhà hàng nổi, khách sạn nổi, tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, tàu chở khách có sức chở từ 100 khách trở lên hoặc trong thời hạn 5 ngày làm việc đối với thiết kế không phải là loại kể trên và tài liệu hướng dẫn, Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về biểu mẫu giấy chứng nhận và sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT), cấp Thông báo thẩm định tài liệu hướng dẫn/thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này; nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để khắc phục các tồn tại.
4. Đối với các hồ sơ thiết kế đã khắc phục các tồn tại theo thông báo của Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền, kể từ ngày nhận hồ sơ thiết kế đã khắc phục, trong thời hạn 02 ngày làm việc hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế như quy định tại khoản 3 Điều này; nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện lại.
5. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn nộp phí và lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.
Theo đó, tổ chức chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền.
Trình tự thẩm định thiết kế sửa đổi phương tiện thủy nội địa thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Mẫu giấy đề nghị thẩm định thiết kế sửa đổi phương tiện thủy nội địa như thế nào?
Mẫu giấy đề nghị thẩm định thiết kế sửa đổi phương tiện thủy nội địa được quy định tại phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 48/2015/TT-BGTVT, khoản 2 Điều 2 Thông tư 16/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023).
Trước đây, mẫu này được quy định tại Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 48/2015/TT-BGTVT về Mẫu giấy đề nghị thẩm định thiết kế như sau:
Một phần Mẫu giấy đề nghị thẩm định thiết kế
Lưu ý, Quy định trên không áp dụng đối với:
- Phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá;
- Phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người;
- Phương tiện thủy nội địa có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa và có sức chở dưới 5 người;
- Bè.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?