Tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở giáo dục bắt buộc sẽ do ai thực hiện? Và thời hạn thực hiện là bao lâu?
- Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định như thế nào?
- Tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở giáo dục bắt buộc sẽ do ai thực hiện? Và thời hạn thực hiện là bao lâu?
- Người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được gọi là gì?
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
b) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Như vậy đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định như trên.
Cơ sở giáo dục bắt buộc (Hình từ Internet)
Tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở giáo dục bắt buộc sẽ do ai thực hiện? Và thời hạn thực hiện là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:
Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trường hợp cần phải có thêm thời gian để hoàn thiện hồ sơ trước khi đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện ra quyết định tạm giữ người đó theo thủ tục hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Thời gian tạm giữ được tính vào thời gian chấp hành quyết định.
Chế độ ăn của người bị tạm giữ được hưởng như chế độ ăn của học sinh, trại viên trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và được dự toán trong ngân sách hàng năm của Bộ Công an.
2. Người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nếu không tự giác chấp hành hoặc có hành vi chống đối thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành quyết định. Trường hợp hành vi chống đối có dấu hiệu của tội phạm thì phải lập hồ sơ để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục đưa người phải chấp hành quyết định biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 28 Nghị định này.
Như vậy tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở giáo dục bắt buộc sẽ do Trưởng Công an cấp huyện thực hiện.
Và trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được gọi là gì?
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Trại viên là người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Như vậy người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc sẽ được gọi là trại viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?