Tổ chức được giao quản lý di sản thế giới có trách nhiệm hướng dẫn khách tham quan du lịch tại di sản thế giới hay không?

Tôi muốn biết tổ chức nào được giao nhiệm vụ quản lý di sản thế giới? Đối với nhiệm vụ quản lý di sản thế giới, tổ chức được giao nhiệm vụ có cần phải hướng dẫn khách tham quan du lịch tại di sản thế giới hay không? Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động quản lý và sử dụng di sản thế giới được lấy từ đâu?

Tổ chức nào được giao quản lý di sản thế giới?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 109/2017/NĐ-CP, tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới được quy định như sau:

"Điều 15. Tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới
1. Tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới là tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ và giữ gìn toàn diện di sản thế giới, được thành lập, tổ chức lại, giải thể theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
[...]"

Tổ chức được giao quản lý di sản thế giới có trách nhiệm hướng dẫn khách tham quan du lịch tại di sản thế giới hay không?

Tổ chức được giao quản lý di sản thế giới có trách nhiệm hướng dẫn khách tham quan du lịch tại di sản thế giới hay không?

Tổ chức được giao quản lý di sản thế giới có trách nhiệm hướng dẫn khách tham quan du lịch tại di sản thế giới hay không? (Nguồn ảnh: Internet)

Căn cứ Điều 16 Nghị định 109/2017/NĐ-CP, nhiệm vụ của tổ chức được giao quản lý và sử dụng di sản thế giới gồm những nội dung sau:

"Điều 16. Nhiệm vụ của tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới
1. Lập phương án và tổ chức triển khai thực hiện phương án bảo vệ và quản lý di sản thế giới ngắn hạn, trung hạn và dài hạn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn của di sản thế giới theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, kịp thời ngăn chặn hành vi xâm hại di sản thế giới và báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền những nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới di sản thế giới.
3. Triển khai chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản thế giới.
4. Tổ chức hoặc liên kết tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá, trưng bày, giới thiệu về di sản thế giới; nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa, lưu trữ tài liệu về di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể liên quan phục vụ công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di sản thế giới; bảo quản, nghiên cứu, sưu tầm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, mẫu vật địa chất, động vật, thực vật tại di sản thế giới và trưng bày, triển lãm lưu động bên ngoài phạm vi di sản thế giới; tổ chức trình diễn, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể gắn với di sản thế giới.
5. Ứng dụng khoa học công nghệ vào việc bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di sản thế giới; bảo tồn giá trị địa chất, địa mạo, giá trị thẩm mỹ; bảo tồn và phát triển hệ động, thực vật để duy trì giá trị đa dạng sinh học của di sản thế giới; tổ chức hoạt động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, thu gom, xử lý chất thải, bảo vệ, ngăn chặn tác nhân gây nguy hại tới môi trường và nguồn nước tại di sản thế giới; góp phần nâng cao đời sống cộng đồng; tham gia nghiên cứu đề xuất quy trình, quy phạm bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di sản thế giới.
6. Hướng dẫn, thuyết minh phục vụ khách tham quan du lịch tại di sản thế giới; tổ chức hoặc liên kết tổ chức hoạt động du lịch dịch vụ phục vụ công chúng tham quan, nghiên cứu, học tập, giải trí tại di sản thế giới; đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với di sản thế giới và đề xuất phương án giảm thiểu tác động làm suy giảm giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới (nếu có).
7. Tổ chức bán vé, thu phí tham quan và dịch vụ; quản lý, sử dụng nguồn thu theo quy định của pháp luật.
8. Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức, người lao động.
9. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
10. Tham gia quản lý, liên kết và giám sát các hoạt động đầu tư, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển sinh vật trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới.
11. Phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới theo quy định hiện hành; tổ chức thông tin, thảo luận, thu thập ý kiến của cộng đồng về quy hoạch, dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến di sản thế giới.
12. Tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế.
13. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và quản lý di sản thế giới với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di sản thế giới, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan có thẩm quyền giao."

Có thể thấy, một trong những nhiệm vụ của tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới là thực hiện hướng dẫn, thuyết minh phục vụ khách tham quan du lịch tại di sản thế giới.

Đồng thời, tổ chức hoặc liên kết tổ chức hoạt động du lịch dịch vụ phục vụ công chúng tham quan, nghiên cứu, học tập, giải trí tại di sản thế giới; đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với di sản thế giới và đề xuất phương án giảm thiểu tác động làm suy giảm giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới (nếu có).

Nguồn tài chính để thực hiện hoạt động quản lý di sản thế giới được lấy từ đâu?

Nguồn tài chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định 109/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:

"Điều 17. Nguồn tài chính
1. Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bảo vệ và quản lý di sản thế giới bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Khoản thu từ phí tham quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước;
c) Khoản thu từ hoạt động dịch vụ tại di sản thế giới;
d) Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
đ) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
2. Các khoản thu nêu tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật, được sử dụng để chi trả cho hoạt động trực tiếp liên quan đến việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới."

Theo đó, để phục vụ cho hoạt động bảo vệ và quản lý di sản thế giới, nguồn tài chính bao gồm ngân sách nhà nước, khoản thu từ phí tham quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước; khoản thu từ hoạt động dịch vụ tại di sản thế giới; tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.

Di sản thế giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm bảo vệ và quản lý di sản thế giới của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới có sự tham gia, góp ý rộng rãi của cộng đồng, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình xây dựng không?
Pháp luật
Kế hoạch quản lý di sản thế giới có bao gồm tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới đã được Ủy ban Di sản thế giới công nhận không?
Pháp luật
Giá trị nổi bật toàn cầu là gì? Ai có nhiệm vụ đề xuất phương án giảm thiểu tác động làm suy giảm giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới?
Pháp luật
Kế hoạch quản lý di sản thế giới được gửi và lưu giữ tại các cơ quan nào? Ai có thẩm quyền lập kế hoạch trên địa bàn 02 tỉnh?
Pháp luật
Thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là bao nhiêu năm? Ai có thẩm quyền chủ trì thẩm định và phê duyệt kế hoạch trên địa bàn 02 tỉnh?
Pháp luật
Kế hoạch quản lý di sản thế giới là gì? Tầm nhìn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Khu vực di sản thế giới là gì? Kế hoạch quản lý di sản thế giới có hiện trạng khu vực di sản thế giới không?
Pháp luật
Vùng đệm của khu vực di sản thế giới là gì? Vùng đệm của khu vực di sản thế giới được bảo vệ như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có quyền xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới khi di sản thế giới phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên?
Pháp luật
Kế hoạch quản lý di sản thế giới ở Việt Nam được lập dựa trên những nguyên tắc nào? Việc điều chỉnh kế hoạch được thực hiện trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản thế giới
1,246 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản thế giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản thế giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào