Tổ chức gia hạn Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng không đúng thời gian quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Tổ chức làm thủ tục xin gia hạn Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng không đúng thời gian quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Tổ chức muốn cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số có cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước hay không?
- Các bên ký kết hợp đồng điện tử có quyền lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử hay không?
- Nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử được quy định như thế nào?
Tổ chức làm thủ tục xin gia hạn Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng không đúng thời gian quy định bị xử phạt bao nhiêu?
Mức xử phạt đối với các vi phạm các quy định về điều kiện hoạt động đối với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 107 Nghị định 15/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về điều kiện hoạt động
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn cho chữ ký số chuyên dùng hoặc Giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp các giấy phép nói trên bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm thủ tục xin gia hạn Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng không đúng thời gian quy định;
b) Không đáp ứng các điều kiện cấp phép của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng của Tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức về nhân sự hoặc về kỹ thuật;
c) Không tuân thủ quy định về định dạng chứng thư số;
d) Thay đổi tên giao dịch hoặc thay đổi người đại diện theo pháp luật nhưng không thực hiện thủ tục đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
…
Bên cạnh đóm tại Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
....
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Như vậy, tổ chức làm thủ tục xin gia hạn Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng không đúng thời gian quy định sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Tổ chức gia hạn Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng không đúng thời gian quy định bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổ chức muốn cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số có cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Giao dịch điện tử 2005 về các điều kiện để được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử được như sau:
Các điều kiện để được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp và nhân viên quản lý phù hợp với việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;
b) Có đủ phương tiện và thiết bị kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn an ninh, an toàn quốc gia;
c) Đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
Như vậy, tổ chức muốn cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
Các bên ký kết hợp đồng điện tử có quyền lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Giao dịch điện tử 2005 về nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử và sử dụng chữ ký điện tử như sau:
Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử
1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận:
a) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch;
b) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực;
c) Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực.
2. Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Như vậy, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
Nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì người ký chữ ký điện tử có các nghĩa vụ sau đây:
- Có các biện pháp để tránh việc sử dụng không hợp pháp dữ liệu tạo chữ ký điện tử của mình;
- Khi phát hiện chữ ký điện tử có thể không còn thuộc sự kiểm soát của mình, phải kịp thời sử dụng các phương tiện thích hợp để thông báo cho các bên chấp nhận chữ ký điện tử và cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp chữ ký điện tử đó có chứng thực;
- áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm tính chính xác và toàn vẹn của mọi thông tin trong chứng thư điện tử trong trường hợp chứng thư điện tử được dùng để chứng thực chữ ký điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?