Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất?
- Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất?
- Các chứng từ liên quan đến việc chi trả chế độ thai sản có thuộc phạm vi giám định tư pháp theo vụ việc hay không?
- Quy trình thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc bao gồm những nội dung nào?
Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện giám định của các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, đơn vị chuyên môn được trưng cầu thực hiện giám định như sau:
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện giám định của các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, đơn vị chuyên môn được trưng cầu thực hiện giám định
Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, đơn vị chuyên môn được trưng cầu thực hiện giám định đáp ứng đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện giám định sau:
1. Có trụ sở làm việc phù hợp yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị.
2. Có trang thiết bị bảo quản, lưu giữ đối tượng, hồ sơ, tài liệu giám định và trang thiết bị khác đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định pháp luật giám định tư pháp.
Như vậy, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đáp ứng đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện giám định sau:
(1) Có trụ sở làm việc phù hợp yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị.
(2) Có trang thiết bị bảo quản, lưu giữ đối tượng, hồ sơ, tài liệu giám định và trang thiết bị khác đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định pháp luật giám định tư pháp.
Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất? (Hình từ Internet)
Các chứng từ liên quan đến việc chi trả chế độ thai sản có thuộc phạm vi giám định tư pháp theo vụ việc hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về phạm vi giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Phạm vi giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện giám định lần đầu, giám định bổ sung và giám định lại về sự tuân thủ quy định pháp luật, quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của cơ quan có thẩm quyền đối với các nội dung sau:
1. Hồ sơ, giấy tờ, tài liệu liên quan đến công tác thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội; ghi xác nhận, điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trên sổ bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ, giấy tờ, tài liệu giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội ban hành theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động: Quyết định hưởng, điều chỉnh, tạm dừng hưởng, hưởng tiếp, hủy quyết định hưởng, chấm dứt hưởng các chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
3. Hồ sơ, chứng từ chi trả các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; chi trả bảo hiểm thất nghiệp.
4. Việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết và chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; chi trả bảo hiểm thất nghiệp; quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; truy thu; đôn đốc thu các khoản phải đóng bảo hiểm xã hội; cấp, ghi xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội; khai thác, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
5. Các giấy tờ, tài liệu, quy định, quy trình nghiệp vụ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, tổ chức thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì các chứng từ liên quan đến việc chi trả chế độ thai sản thuộc phạm vi giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Quy trình thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định quy trình thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Quy trình thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc
Quy trình thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp.
2. Chuẩn bị giám định tư pháp.
3. Thực hiện giám định tư pháp.
4. Kết luận giám định tư pháp.
5. Lập, bàn giao, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp.
Như vậy, quy trình thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc bao gồm những nội dung sau:
(1) Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp.
(2) Chuẩn bị giám định tư pháp.
(3) Thực hiện giám định tư pháp.
(4) Kết luận giám định tư pháp.
(5) Lập, bàn giao, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?