Tổ chức giám sát chất lượng trong công tác điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh thực hiện những nhiệm vụ gì?

Cho tôi hỏi tổ chức giám sát chất lượng trong công tác điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh thực hiện những nhiệm vụ gì? Thực hiện giám sát thông qua các hình thức nào? Trách nhiệm thực hiện giám sát thuộc về ai? Câu hỏi của anh Tâm (Đồng Tháp).

Tổ chức giám sát chất lượng trong công tác điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh thực hiện những nhiệm vụ gì?

Theo Điều 20 Quy trình quản lý chất lượng trong điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ ban hành kèm theo Thông tư 129/2021/TT-BQP như sau:

Nhiệm vụ công tác giám sát chất lượng
1. Thiết lập, thông báo về hệ thống tổ chức QLCL, nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống.
2. Kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng của nhà thầu thi công.
3. Theo dõi, kiểm tra biện pháp thi công, việc thực hiện quy trình thi công so với phương án thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đặc biệt chú ý theo dõi kiểm tra các phần việc, công việc có tiếp xúc trực tiếp với vật nổ, thuốc nổ, vật liệu gây cháy và những công việc có nguy cơ mất an toàn cao.
4. Theo dõi, kiểm tra khối lượng, tiến độ và chất lượng thi công.
5. Kiểm tra số lượng, tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị, vật tư theo phương án thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Kiểm tra các thiết chế hiện trường theo quy định.
7. Kiểm tra số lượng, tình trạng sức khỏe và khả năng thực hiện nhiệm vụ của nhân lực huy động theo phương án thi công đã được phê duyệt.
8. Kiểm tra việc đảm bảo y tế, huấn luyện và tuân thủ phương án ứng phó tai nạn đã được phê duyệt.
9. Kiểm tra, hướng dẫn nhà thầu lập hồ sơ hoàn công, chuẩn bị tài liệu phục vụ công tác kiểm tra, nghiệm thu.
10. Giám sát việc đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường theo quy định tại QCVN/BQP về RPBM và hợp đồng với chủ đầu tư/chủ dự án.
11. Giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với cộng đồng dân cư, công trình xây dựng, vật nuôi, cây trồng trong khu vực thi công.

Theo đó, nhiệm vụ của công tác giám sát việc quản lý chất lượng và thực hiện quản lý chất lượng trong điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ bao gồm:

- Thiết lập, thông báo về hệ thống tổ chức quản lý chất lượng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống.

- Kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng của nhà thầu thi công.

- Theo dõi, kiểm tra biện pháp thi công, việc thực hiện quy trình thi công so với phương án thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đặc biệt chú ý theo dõi kiểm tra các phần việc, công việc có tiếp xúc trực tiếp với vật nổ, thuốc nổ, vật liệu gây cháy và những công việc có nguy cơ mất an toàn cao.

- Theo dõi, kiểm tra khối lượng, tiến độ và chất lượng thi công.

- Kiểm tra số lượng, tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị, vật tư theo phương án thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kiểm tra các thiết chế hiện trường theo quy định.

- Kiểm tra số lượng, tình trạng sức khỏe và khả năng thực hiện nhiệm vụ của nhân lực huy động theo phương án thi công đã được phê duyệt.

- Kiểm tra việc đảm bảo y tế, huấn luyện và tuân thủ phương án ứng phó tai nạn đã được phê duyệt.

- Kiểm tra, hướng dẫn nhà thầu lập hồ sơ hoàn công, chuẩn bị tài liệu phục vụ công tác kiểm tra, nghiệm thu.

- Giám sát việc đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường theo quy định tại QCVN/BQP về rà phá bom mìn và hợp đồng với chủ đầu tư/chủ dự án.

- Giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với cộng đồng dân cư, công trình xây dựng, vật nuôi, cây trồng trong khu vực thi công.

bom mìn vật nổ

Công tác điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh (Hình từ Internet)

Giám sát chất lượng trong công tác điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh theo các hình thức nào?

Theo khoản 1 Điều 21 Quy trình quản lý chất lượng trong điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ ban hành kèm theo Thông tư 129/2021/TT-BQP như sau:

Hình thức giám sát chất lượng
1. Hình thức giám sát chất lượng gồm: Giám sát nội bộ của đơn vị thi công và Giám sát độc lập. Việc giám sát chất lượng phải được lập Kế hoạch theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Quy trình này.
...

Theo đó, các hình thức giám sát chất lượng gồm giám sát nội bộ của đơn vị thi công và Giám sát độc lập.

Việc giám sát chất lượng phải được lập Kế hoạch theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Quy trình quản lý chất lượng trong điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ ban hành kèm theo Thông tư 129/2021/TT-BQP.

Trách nhiệm thực hiện giám sát chất lượng trong công tác điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh?

Theo Điều 21 Quy trình quản lý chất lượng trong điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ ban hành kèm theo Thông tư 129/2021/TT-BQP như sau:

Hình thức giám sát chất lượng
...
1. Giám sát nội bộ của đơn vị thi công
a) Đội trưởng, đội phó, cán bộ QLCL, Chỉ huy công trường có trách nhiệm giám sát;
b) Chế độ giám sát nội bộ của đơn vị thi công được quy định trong kế hoạch đảm bảo chất lượng nội bộ bao gồm: Kiểm tra hàng ngày, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất không báo trước.
2. Giám sát độc lập
a) Giám sát viên hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát do Chủ đầu tư lựa chọn có trách nhiệm giám sát độc lập;
b) Chế độ giám sát độc lập được quy định trong kế hoạch đảm bảo chất lượng dự án của Chủ đầu tư/Chủ dự án.

Theo đó:

- Đối với giám sát nội bộ của đơn vị thi công: Đội trưởng, đội phó, cán bộ quản lý chất lượng, Chỉ huy công trường có trách nhiệm giám sát;

- Đối với Giám sát độc lập: Giám sát viên hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát do Chủ đầu tư lựa chọn có trách nhiệm giám sát độc lập.

Rà phá bom mìn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Áp dụng mức bồi dưỡng 350.000 đồng cho đối tượng thực hiện nhiệm vụ khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh
Pháp luật
Gói thầu rà phá bom mìn để chuẩn bị mặt bằng thi công có được chỉ định thầu đối với nhà thầu không?
Pháp luật
Trình tự rà phá bom mìn vật nổ dưới nước được thực hiện như thế nào? Mặt bằng của khu vực rà phá phải được chuẩn bị như thế nào?
Pháp luật
Vị trí rà phá bom mìn vật nổ cách bờ 1 hải lý thì áp dụng phương pháp rà phá bom mìn vật nổ nào?
Pháp luật
Hành lang an toàn là gì? Diện tích hành lang an toàn trong rà phá bom mìn vật nổ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khu vực bãi mìn được rà phá bom mìn theo thứ tự như thế nào? Người giám sát thi công rà phá bom mìn có nhiệm vụ như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu đối với hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ là gì? Quy tắc an toàn trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ phải tuân thủ thế nào?
Pháp luật
Đơn vị, tổ chức khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ có trách nhiệm như thế nào? Nội dung phương án kỹ thuật thi công rà phá bom mìn gồm các nội dung nào?
Pháp luật
Cách xác định khu vực rà phá bom mìn vật nổ căn cứ vào đâu? Thứ tự các bước rà phá bom mìn trên cạn được quy định như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với kỹ thuật viên trong hoạt động điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ như thế nào?
Pháp luật
Nội dung đào tạo huấn luyện điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ đối với Đội trưởng theo quy định gồm những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rà phá bom mìn
2,894 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rà phá bom mìn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rà phá bom mìn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào