Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải đáp ứng các điều kiện gì? Thăm dò khoáng sản có cần giấy phép không?
Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 34 và Điều 35 Luật Khoáng sản 2010 quy định điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản như sau:
*Điều 34. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
- Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã;
+ Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.
- Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
*Điều 35. Điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
- Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật về thăm dò khoáng sản;
+ Có đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan;
+ Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản.
Như vậy, nếu anh/chị muốn thành lập công ty chuyên hoạt động bên lĩnh vực thăm dò khoáng sản thì vẫn được. Chỉ cần đáp ứng các điều kiện nêu trên. Phải thành lập theo quy định của pháp luật, đặc biệt phải có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 5 năm…
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Thăm dò khoáng sản
Thăm dò khoáng sản có cần giấy phép không?
Căn cứ Điều 41 Luật Khoáng sản 2010 quy định giấy phép thăm dò khoáng sản như sau:
- Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
+ Tên tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản;
+ Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
+ Phương pháp, khối lượng thăm dò;
+ Thời hạn thăm dò khoáng sản;
+ Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.
- Giấy phép thăm dò khoáng sản có thời hạn không quá 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng; mỗi lần gia hạn, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp.
Thời hạn thăm dò khoáng sản bao gồm thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản; trường hợp chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn thăm dò là thời gian còn lại của Giấy phép thăm dò khoáng sản đã cấp trước đó.
Do đó, khi anh/chị muốn thăm dò khoáng sản bắt buộc phải có giấy phép được cấp từ cơ quan có thẩm quyền.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khi thăm dò khoáng sản là gì?
Căn cứ Điều 42 Luật Khoáng sản 2010 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản như sau:
- Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các quyền sau đây:
+ Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực thăm dò;
+ Tiến hành thăm dò theo Giấy phép thăm dò khoáng sản;
+ Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng, chủng loại phù hợp với tính chất, yêu cầu phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được chấp thuận;
+ Được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này;
+ Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
+ Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
+ Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
+ Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;
+ Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;
+ Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;
+ Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện;
+ Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện các công việc khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật này;
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?