Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm những loại hình tổ chức nào? Có những quyền hạn và nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm những loại hình tổ chức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, hòa giải thương mại được hiêu là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.
Theo Điều 18 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức hòa giải thương mại như sau:
Tổ chức hòa giải thương mại
Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm:
1. Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
2. Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
Theo đó, tổ chức hòa giải thương mại bao gồm hai loại hình tổ chức như sau:
- Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
- Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo quy định tại Điều 23 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Tổ chức hòa giải thương mại (Hình từ Internet)
Tổ chức hòa giải thương mại có những quyền hạn gì?
Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức hòa giải thương mại như sau:
Quyền, nghĩa vụ của tổ chức hòa giải thương mại
1. Tổ chức hòa giải thương mại có các quyền sau đây:
a) Thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
b) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên thương mại;
c) Thu thù lao và các khoản thu hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại;
d) Xây dựng tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại và quy trình xét chọn, lập danh sách, xóa tên hòa giải viên thương mại trong danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình;
đ) Chỉ định hòa giải viên thương mại theo yêu cầu của các bên;
e) Các quyền khác theo quy định Nghị định này và pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, tổ chức hòa giải thương mại có những quyền hạn như sau:
- Thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên thương mại;
- Thu thù lao và các khoản thu hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại;
- Xây dựng tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại và quy trình xét chọn, lập danh sách, xóa tên hòa giải viên thương mại trong danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình;
- Chỉ định hòa giải viên thương mại theo yêu cầu của các bên;
- Các quyền khác theo quy định Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Tổ chức hòa giải thương mại có những nghĩa vụ gì?
Theo khoản 3 Điều 24 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức hòa giải thương mại như sau:
Quyền, nghĩa vụ của tổ chức hòa giải thương mại
...
2. Tổ chức hòa giải thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập, công bố danh sách hòa giải viên thương mại, gửi danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hòa giải thương mại đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc kể từ ngày quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại cho Trung tâm trọng tài có hiệu lực hoặc kể từ ngày có thay đổi về danh sách hòa giải viên thương mại.
b) Trả thù lao và các chi phí khác cho hòa giải viên thương mại;
c) Ban hành quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại;
d) Xây dựng, ban hành và công bố công khai Quy tắc hòa giải, mức thù lao hòa giải;
đ) Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hoạt động về tổ chức, hoạt động định kỳ hằng năm và khi có yêu cầu;
e) Lưu trữ hồ sơ, cung cấp thông tin về kết quả hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, tổ chức hòa giải thương mại có những nghĩa vụ sau đây:
- Lập, công bố danh sách hòa giải viên thương mại, gửi danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hòa giải thương mại đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc kể từ ngày quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại cho Trung tâm trọng tài có hiệu lực hoặc kể từ ngày có thay đổi về danh sách hòa giải viên thương mại.
- Trả thù lao và các chi phí khác cho hòa giải viên thương mại;
- Ban hành quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại;
- Xây dựng, ban hành và công bố công khai Quy tắc hòa giải, mức thù lao hòa giải;
- Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hoạt động về tổ chức, hoạt động định kỳ hằng năm và khi có yêu cầu;
- Lưu trữ hồ sơ, cung cấp thông tin về kết quả hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?