Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài có được quyền thành lập chi nhánh tại Việt Nam hay không?
Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài có được quyền thành lập chi nhánh tại Việt Nam hay không?
Quyền thành lập chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được quy định tại Điều 33 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, hình thức hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
1. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này.
2. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh);
b) Văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài (sau đây gọi là văn phòng đại diện).
Theo đó, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài có thể thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài (Hình từ Internet)
Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị thế nào?
Vị trí của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:
Chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài, được thành lập và thực hiện hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước pháp luật Việt Nam. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài cử một hòa giải viên thương mại làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh là người đại diện theo ủy quyền của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được thành lập để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động hòa giải tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động của văn phòng đại diện trước pháp luật Việt Nam.
3. Tên chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải bao gồm cụm từ “Chi nhánh” và tên của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài.
Tên của văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải bao gồm cụm từ “Văn phòng đại diện” và tên của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định này.
Theo quy định trên, chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài, được thành lập và thực hiện hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam theo quy định.
Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước pháp luật Việt Nam. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài cử một hòa giải viên thương mại làm Trưởng chi nhánh.
Trưởng chi nhánh là người đại diện theo ủy quyền của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
1. Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh
a) Thuê trụ sở phục vụ cho hoạt động của chi nhánh;
b) Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật;
c) Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của chi nhánh;
d) Chuyển thu nhập của chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Có con dấu theo quy định của pháp luật;
e) Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép thành lập chi nhánh;
g) Chỉ định hòa giải viên thực hiện hòa giải theo ủy quyền của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;
h) Cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại;
i) Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao kết quả hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Báo cáo về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đăng ký hoạt động định kỳ hàng năm và khi có yêu cầu;
l) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 1 Điều 35 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?