Tổ chức hoạt động thư viện thì những tài liệu ở thư viện sẽ được thu nhập bằng hình thức nào? Tài liệu thư viện có những hình thức tổ chức nào?
Tổ chức hoạt động thư viện thì những tài liệu ở thư viện sẽ được thu nhập bằng hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 18/2014/TT-BVHTTDL, có quy định về xây dựng vốn tài liệu như sau:
Xây dựng vốn tài liệu
…
2. Xây dựng vốn tài liệu bao gồm một số nội dung chính sau đây:
a) Xác định chính sách phát triển vốn tài liệu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng người sử dụng mà thư viện có trách nhiệm phục vụ;
b) Tổ chức thu thập tài liệu bằng các hình thức sau:
- Mua tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành, hoặc các tổ chức, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh, xuất nhập khẩu sách, báo, tạp chí, văn hoá phẩm theo quy định của pháp luật, hoặc cá nhân sở hữu các tài liệu mà thư viện có nhu cầu bổ sung;
- Nhận theo chế độ lưu chiểu các xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xuất bản theo quy định của pháp luật;
- Tự chuyển dạng (vi dạng, số hóa) tài liệu của thư viện mình theo quy định của pháp luật về bản quyền;
- Mua quyền truy cập cơ sở dữ liệu, tài liệu điện tử;
- Liên thông tài liệu giữa các thư viện trong nước bằng các hình thức: mượn tài liệu; phối hợp bổ sung, chia sẻ dùng chung cơ sở dữ liệu hoặc quyền truy cập tài liệu điện tử;
- Mượn, trao đổi tài liệu với tổ chức, cá nhân trong nước; trao đổi tài liệu với thư viện, cơ quan, tổ chức nước ngoài, quốc tế; tiếp nhận tài liệu do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chuyển giao, hiến tặng;
Việc trao đổi tài liệu với thư viện, cơ quan, tổ chức nước ngoài, quốc tế và tiếp nhận tài liệu chuyển giao, hiến tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật.
c) Thực hiện thanh lọc tài liệu.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức hoạt động thư viện sẽ thu nhập tài liệu bằng các hình thức sau:
- Mua tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành, hoặc các tổ chức, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh, xuất nhập khẩu sách, báo, tạp chí, văn hoá phẩm theo quy định của pháp luật, hoặc cá nhân sở hữu các tài liệu mà thư viện có nhu cầu bổ sung;
- Nhận theo chế độ lưu chiểu các xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xuất bản theo quy định của pháp luật;
- Tự chuyển dạng (vi dạng, số hóa) tài liệu của thư viện mình theo quy định của pháp luật về bản quyền;
- Mua quyền truy cập cơ sở dữ liệu, tài liệu điện tử;
- Liên thông tài liệu giữa các thư viện trong nước bằng các hình thức: mượn tài liệu; phối hợp bổ sung, chia sẻ dùng chung cơ sở dữ liệu hoặc quyền truy cập tài liệu điện tử;
- Mượn, trao đổi tài liệu với tổ chức, cá nhân trong nước; trao đổi tài liệu với thư viện, cơ quan, tổ chức nước ngoài, quốc tế; tiếp nhận tài liệu do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chuyển giao, hiến tặng.
Hoạt động thư viện (Hình từ Internet)
Tổ chức hoạt động thư viện thì việc xử lý tài liệu bao gồm những công việc gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 18/2014/TT-BVHTTDL, có quy định về xử lý tài liệu như sau:
Xử lý tài liệu
…
2. Xử lý tài liệu bao gồm:
a) Xử lý kỹ thuật: đăng ký tài liệu vào sổ tài sản của thư viện (sổ đăng ký tổng quát, đăng ký cá biệt); đóng dấu; tạo lập ký hiệu xếp giá; dán nhãn, chỉ từ, mã vạch, nhận dạng tần số, hoặc một số dạng thức khác;
b) Xử lý hình thức: Biên mục mô tả tài liệu;
c) Xử lý nội dung: định chỉ số phân loại; định chủ đề, từ khoá; chú giải; tóm tắt nội dung tài liệu.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức hoạt động thư viện thì việc xử lý tài liệu bao gồm việc xử lý kỹ thuật, xử lý hình thức và xử lý nội dung như quy định trên.
Tổ chức hoạt động thư viện thì tài liệu thư viện có những hình thức tổ chức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 18/2014/TT-BVHTTDL, có quy định về tổ chức tài liệu như sau:
Tổ chức tài liệu
...
2. Các hình thức tổ chức tài liệu trong thư viện:
a) Tài liệu giấy chủ yếu được tổ chức theo các hình thức sau:
- Kho mở (tài liệu được sắp xếp theo chỉ số phân loại, hoặc chủ đề, kết hợp với ký hiệu tên tác giả hoặc nhan đề), người sử dụng tiếp cận trực tiếp với tài liệu thư viện;
- Kho đóng (tài liệu được sắp xếp theo số đăng ký cá biệt, kết hợp với khổ sách, ngôn ngữ và loại hình tài liệu), người sử dụng tiếp cận tài liệu thư viện thông qua cán bộ thư viện.
b) Tài liệu số được tổ chức dưới dạng cơ sở dữ liệu;
c) Tài liệu đa phương tiện được tổ chức thành kho/phòng đọc riêng đi kèm với trang thiết bị chuyên dụng phù hợp.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức hoạt động thư viện có những hình thức tổ chức tài liệu sau:
- Tài liệu giấy thì được tổ chức bằng hình thức kho mở (người sử dụng tiếp cận trực tiếp với tài liệu thư viện), kho đóng (người sử dụng tiếp cận tài liệu thư viện thông qua cán bộ thư viện).
- Tài liệu số được tổ chức dưới dạng cơ sở dữ liệu.
- Tài liệu đa phương tiện được tổ chức thành kho/phòng đọc riêng đi kèm với trang thiết bị chuyên dụng phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?