Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng hạng B huấn luyện những nhóm đối tượng nào?
- Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng hạng B huấn luyện những nhóm đối tượng nào?
- Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng hạng B cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Ai có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với tổ chức huấn luyện hạng B?
Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng hạng B huấn luyện những nhóm đối tượng nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định về Phân loại tổ chức huấn luyện và điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động như sau:
Phân loại tổ chức huấn luyện và điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
Phân loại tổ chức huấn luyện và điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
Theo đó, phân loại tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Tổ chức huấn luyện được phân loại theo đặc điểm, tính chất phức tạp của đối tượng huấn luyện. Như vậy, tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng hạng B huấn luyện nhóm 1,4, 5 và 6;
Từng nhóm đối tượng tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định như sau:
Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người làm công tác chỉ huy, quản lý
a) Chỉ huy trưởng các đơn vị cấp trung đoàn và tương đương, sư đoàn và tương đương; tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp tương đương cấp trung đoàn trở lên;
b) Cấp phó của các đơn vị theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm kỹ thuật cấp trung đoàn, sư đoàn và tương đương; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm kho vũ khí, đạn dược, hóa chất, xăng dầu cấp chiến thuật, chiến dịch, chiến lược.
...
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 5 Điều này (bao gồm cả người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp quốc phòng, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài; người học nghề, tập nghề, thử việc tại các đơn vị; lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên khi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh).
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: Người tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên (an toàn, vệ sinh viên).
Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng hạng B cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
Phân loại tổ chức huấn luyện, điều kiện hoạt động và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
...
3. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng B như sau:
a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30 m2 trở lên;
b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện;
c) Có ít nhất 04 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;
d) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này.
Như vậy, tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng hạng B cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30 m2 trở lên;
- Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện;
- Có ít nhất 04 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;
- Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định.
Ai có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với tổ chức huấn luyện hạng B?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; công nhận cơ sở y tế đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
1. Về thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; công nhận cơ sở y tế đủ điều kiện huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
...
Tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của tổ chức huấn luyện như sau:
Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của tổ chức huấn luyện
...
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền tiếp nhận, cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với tổ chức huấn luyện hạng B, trừ tổ chức huấn luyện thuộc điểm a Khoản 1 Điều này.
Như vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với tổ chức huấn luyện hạng B, trừ tổ chức huấn luyện do các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định thành lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?