Tổ chức khai thác sử dụng các trang thiết bị đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong quân đội được quy định như thế nào?
Tổ chức khai thác sử dụng các trang thiết bị đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong quân đội như thế nào?
Tại Điều 16 Thông tư 09/2021/TT-BQP quy định về nội dung này như sau:
* Mục đích tổ chức:
- Nhằm đánh giá việc chấp hành các quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy trong tổ chức khai thác sử dụng trang thiết bị đào tạo;
- Đánh giá khả năng hoạt động của trang thiết bị đào tạo so với thông số kỹ thuật, tính năng, công dụng do nhà sản xuất công bố và đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học của cơ sở đào tạo.
* Các bước thực hiện:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng trang thiết bị đào tạo
- Phải xác định rõ nhiệm vụ, chỉ tiêu, thời gian, biện pháp, đơn vị (phòng, khoa, bộ môn, đơn vị quản lý học viên, cá nhân) thực hiện và các nội dung bảo đảm khác để hoàn thành nội dung huấn luyện, đào tạo theo quy định.
- Căn cứ lập kế hoạch: Kế hoạch huấn luyện, đào tạo; kế hoạch sử dụng trang thiết bị đào tạo; tình trạng kỹ thuật của trang thiết bị đào tạo nằm trong kế hoạch khai thác sử dụng; trình độ khai thác sử dụng trang thiết bị đào tạo của người được giao sử dụng trang bị.
- Nội dung kế hoạch: Chủng loại, số lượng trang thiết bị đào tạo sử dụng; kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng;
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật, tình trạng đồng bộ, khắc phục hỏng hóc phát hiện trong quá trình kiểm tra trang thiết bị đào tạo;
Kế hoạch huấn luyện bổ sung trước khi sử dụng cho người được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác sử dụng trang thiết bị đào tạo; nội dung bảo quản trang thiết bị đào tạo sau khi sử dụng.
- Trách nhiệm lập kế hoạch: Cơ quan, đơn vị phụ trách trang thiết bị đào tạo xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 2: Thực hiện quy trình khai thác sử dụng trang thiết bị đào tạo
- Thực hiện theo quy trình công tác chuẩn bị đưa trang thiết bị đào tạo vào khai thác sử dụng; thực hành khai thác sử dụng; bảo dưỡng, bảo quản sau khi sử dụng; chế độ bảo dưỡng, bảo quản thường xuyên theo tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Thực hiện các chế độ kiểm tra kỹ thuật định kỳ hoặc kiểm tra kỹ thuật bất thường (khi cần). Khi phát hiện hư hỏng hoặc xuống cấp, có kế hoạch sửa chữa khắc phục kịp thời để bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo.
- Đăng ký thống kê; bàn giao, tiếp nhận; kiểm kê; dự trù vật tư tiêu hao; điều động; bảo dưỡng, phân cấp chất lượng; báo cáo; kiểm tra.
Bước 3: Tổ chức khai thác sử dụng trang thiết bị đào tạo
- Thực hiện theo các quy định tại Quy chế này và các quy định có liên quan trong Bộ Quốc phòng.
- Các cơ sở đào tạo có hệ thống sổ sách đăng ký theo dõi trang thiết bị đào tạo theo quy định và thường xuyên ghi chép cập nhật, kịp thời chính xác, lưu trữ theo quy định và được bàn giao đầy đủ khi thay đổi người phụ trách.
- Bảo quản trang thiết bị đào tạo đảm bảo đúng quy trình, phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối, mọt và trang thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định.
- Tùy theo yêu cầu, hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị đào tạo để bố trí diện tích và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho người dạy và người học thao tác sử dụng thuận tiện; bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định.
- Các trang thiết bị đào tạo tại các phòng thí nghiệm, phòng học chuyên dùng được thiết kế và lắp đặt theo tiêu chuẩn kỹ thuật; bảo đảm thực hiện đủ bài thí nghiệm, giờ thực hành được quy định trong chương trình đào tạo.
- Đối với trang thiết bị đào tạo mới đưa vào sử dụng, các cơ sở đào tạo có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện chuyển giao công nghệ về khai thác sử dụng cho cán bộ, giảng viên, giáo viên và nhân viên quản lý trang thiết bị đào tạo.
- Chỉ những người được học tập, huấn luyện nắm vững nguyên lý cấu tạo, quy tắc sử dụng trang thiết bị đào tạo, quy tắc an toàn, thuần thục yếu lĩnh động tác, qua kiểm tra đạt yêu cầu mới sử dụng trang thiết bị đào tạo.
- Sử dụng đúng tính năng, công dụng của từng loại trang thiết bị đào tạo theo quy định của nhà sản xuất. Trang thiết bị đào tạo khi đưa vào khai thác sử dụng có tình trạng kỹ thuật tốt.
Vận hành theo trình tự quy định, trong quá trình vận hành thường xuyên kiểm tra, khắc phục kịp thời hư hỏng phát sinh.
- Sau khi sử dụng trang thiết bị đào tạo, người trực tiếp khai thác, vận hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật; báo cáo, đề xuất biện pháp và tiến hành khắc phục hư hỏng nếu có; thực hiện bảo quản, cất giữ đúng chế độ; ghi chép sổ sách theo quy định.
- Người được giao quản lý, sử dụng trang thiết bị đào tạo có trách nhiệm khai thác sử dụng hiệu quả trang thiết bị theo mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học của cơ sở đào tạo.
Tổ chức khai thác sử dụng các trang thiết bị đào tạo trong các cơ sở đào tạo quân đội như thế nào? (hình từ Internet)
Ai được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác trang thiết bị đào tạo?
Tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 09/2021/TT-BQP quy định các đối tượng được tham gia bồi dưỡng gồm:
"Điều 20. Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác trang thiết bị đào tạo
...
2. Đối tượng bồi dưỡng
a) Cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; nắm vững kiến thức quản lý trang thiết bị, kiến thức chuyên môn, kỹ năng khai thác sử dụng thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, phát hiện đề xuất và giải quyết những vấn đề thuộc về chuyên môn được phân công quản lý.
b) Nhân viên chuyên môn được bổ sung kiến thức, kỹ năng còn thiếu so với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; củng cố kiến thức, kỹ năng đã có; trang bị kiến thức, kỹ năng mới theo yêu cầu phát triển của nhiệm vụ; nâng cao năng lực thực hành theo tiêu chuẩn chức danh đang đảm nhiệm.
..."
Như vậy sẽ có các cán bộ quản lý và nhân viên chuyên môn đạt đủ yêu cầu như trên sẽ được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác trang thiết bị đào tạo.
Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác trang thiết bị đào tạo gồm những gì?
Tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 09/2021/TT-BQP quy định về nội dung chương trình bồi dưỡng như sau:
"Điều 20. Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác trang thiết bị đào tạo
...
3. Nội dung bồi dưỡng
a) Đối với cán bộ quản lý: Nội dung chủ yếu các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý; hướng dẫn sử dụng mẫu biểu quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật và trang bị, thực hành công tác đăng ký, thống kê, báo cáo; các quy định quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng; nội dung và tổ chức thực hiện bảo quản trang thiết bị, ngày kỹ thuật tại cơ sở đào tạo. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; giảng mẫu, giảng thử và ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật mô phỏng vào giảng dạy, huấn luyện.
b) Đối với nhân viên chuyên môn: Nội dung chủ yếu các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý; quy trình khai thác sử dụng các loại trang thiết bị đào tạo mới được trang bị tại cơ sở đào tạo và những điểm cần chú ý trong khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng; quy tắc an toàn, thực hiện kiểm tra kỹ thuật; bồi dưỡng kỹ năng sử dụng trang thiết bị; ghi chép sổ sách, thống kê, sử dụng mẫu biểu quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị. Thực hành công tác đăng ký, thống kê; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trang thiết bị đào tạo."
Như vậy, đối với cán bộ quản lý và đối với nhân viên chuyên môn sẽ được đào tạo các nội dung khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?