Tổ chức không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Tổ chức không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí có quyền xử phạt tổ chức không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định không?
- Thời hiệu xử phạt đối với tổ chức không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định là bao lâu?
Tổ chức không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Theo điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 14 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lưu chiểu báo chí như sau:
Vi phạm quy định về lưu chiểu báo chí
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp lưu chiểu sản phẩm báo chí không đúng địa điểm, thời gian, số lượng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thể hiện rõ thông tin báo in, tạp chí in nộp lưu chiểu, số lượng phát hành, ngày, giờ nộp lưu chiểu, chữ ký của người đứng đầu cơ quan báo chí hoặc người được ủy quyền trên báo in, tạp chí in nộp lưu chiểu.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định;
b) Không lưu giữ toàn bộ chương trình đã truyền dẫn, phát sóng hoặc lưu giữ không đúng quy định về thời gian đối với báo nói, báo hình; không lưu trữ nguyên vẹn nội dung thông tin đã đăng, phát hoặc lưu giữ không đúng quy định về thời gian đối với báo điện tử, tạp chí điện tử;
c) Không cung cấp tín hiệu phát sóng (đối với báo nói, báo hình), quyền truy xuất dữ liệu (đối với báo điện tử, tạp chí điện tử) theo yêu cầu của cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử;
d) Không đảm bảo tính thống nhất, chính xác giữa nội dung tác phẩm đăng, phát với nội dung tác phẩm cung cấp cho cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện chế độ lưu chiểu báo chí đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lưu chiểu sản phẩm báo chí đúng địa điểm, số lượng đối với hành vi quy định khoản 1 Điều này;
c) Buộc cung cấp nội dung chính xác đã đăng, phát đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, tổ chức không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm bị buộc thực hiện chế độ lưu chiểu báo chí theo quy định.
Lưu chiểu báo chí (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí có quyền xử phạt tổ chức không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Theo đó, tổ chức không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí có quyền xử phạt tổ chức này.
Thời hiệu xử phạt đối với tổ chức không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định là bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản và hoạt động in là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt đối với tổ chức không thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?