Tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có bị đình chỉ hoạt động khi không niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch không?
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có bị đình chỉ hoạt động khi không niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch không?
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có bắt buộc phải niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch không?
- Có những loại cơ sở lưu trú du lịch nào?
Tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có bị đình chỉ hoạt động khi không niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch không?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về việc vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như sau:
Vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo không đầy đủ các nội dung tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Thông báo hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;
c) Không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Không thông báo về việc thay đổi tên cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
d) Không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
đ) Không thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
...
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP thì mức phạt trên đây là mức phạt trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch không bị đình chỉ hoạt động khi không niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch mà thay vào đó là có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có bị đình chỉ hoạt động khi không niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch không? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có bắt buộc phải niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch không?
Căn cứ tại Điều 53 Luật Du lịch 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có quyền sau đây:
a) Từ chối tiếp nhận khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch hoặc khi cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch;
b) Hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này;
b) Niêm yết công khai giá bán hàng hóa và dịch vụ, nội quy của cơ sở lưu trú du lịch;
c) Bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch khi có sự thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật;
đ) Chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
e) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải có nghĩa vụ có niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
Có những loại cơ sở lưu trú du lịch nào?
Theo quy định tại Điều 48 Luật Du lịch 2017 thì có các loại cơ sở lưu trú du lịch như sau:
- Khách sạn.
- Biệt thự du lịch.
- Căn hộ du lịch.
- Tàu thủy lưu trú du lịch.
- Nhà nghỉ du lịch.
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
- Bãi cắm trại du lịch.
- Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?