Tổ chức kinh doanh thực phẩm chỉ được tăng cường những loại vi chất dinh dưỡng nào theo quy định của pháp luật?
- Tổ chức kinh doanh thực phẩm chỉ được tăng cường những loại vi chất dinh dưỡng nào theo quy định của pháp luật?
- Tổ chức kinh doanh bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng vào những loại dầu thực vật nào?
- Việc tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin A vào thực phẩm dầu thực vật nhằm mục đích gì?
- Bộ Y tế có trách nhiệm gì đối với tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm?
Tổ chức kinh doanh thực phẩm chỉ được tăng cường những loại vi chất dinh dưỡng nào theo quy định của pháp luật?
Tổ chức kinh doanh thực phẩm chỉ được tăng cường những loại vi chất dinh dưỡng nào phải căn cứ quy định tại Điều 13 Luật An toàn thực phẩm 2010, nội dung như sau:
Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
3. Chỉ được tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng, chất vi lượng vào thực phẩm với hàm lượng bảo đảm không gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người và thuộc Danh mục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo quy định trên, tổ chức kinh doanh thực phẩm chỉ được tăng cường những loại vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng, chất vi lượng vào thực phẩm với hàm lượng bảo đảm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người và thuộc Danh mục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Tổ chức kinh doanh thực phẩm chỉ được tăng cường những loại vi chất dinh dưỡng nào theo quy định của pháp luật?(Hình từ Internet)
Tổ chức kinh doanh bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng vào những loại dầu thực vật nào?
Tổ chức kinh doanh bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng vào những loại dầu thực vật được quy định tại Điều 6 Nghị định 09/2016/NĐ-CP, nội dung như sau:
Thực phẩm bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng
1. Các thực phẩm sau đây bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng tương ứng:
a) Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt;
b) Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm;
c) Dầu thực vật có chứa một trong các thành phần dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hạt cải và dầu lạc phải tăng cường vitamin A, trừ dầu thực vật dùng trong chế biến thực phẩm theo phương pháp công nghiệp.
...
Như vậy, tổ chức kinh doanh bắt buộc phải tăng cường vitamin A vào dầu thực vật có chứa một trong các thành phần dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hạt cải và dầu lạc. Trừ trường hợp dầu thực vật dùng trong chế biến thực phẩm theo phương pháp công nghiệp.
Việc tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin A vào thực phẩm dầu thực vật nhằm mục đích gì?
Việc tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin A vào thực phẩm dầu thực vật nhằm mục đích gì phải căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 09/2016/NĐ-CP, nội dung như sau:
Mục đích tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
Việc bắt buộc tăng cường một số vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm được quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này nhằm:
...
4. Tăng cường vitamin A vào dầu thực vật quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Nghị định này để phòng, chống khô mắt, mù lòa và khắc phục các hậu quả như còi cọc, suy dinh dưỡng do thiếu vitamin A gây ra và góp phần tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Như vậy, việc tăng cường vitamin A vào thực phẩm dầu thực vật nhằm mục đích để phòng, chống khô mắt, mù lòa và khắc phục các hậu quả như còi cọc, suy dinh dưỡng do thiếu vitamin A gây ra và góp phần tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Bộ Y tế có trách nhiệm gì đối với tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 09/2016/NĐ-CP thì đối với tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm thì Bộ Y tế có trách nhiệm sau:
- Quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vi chất dinh dưỡng;
- Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi chất dinh dưỡng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; tổ chức việc cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với vi chất dinh dưỡng sản xuất trong nước và nhập khẩu, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu; xác nhận nội dung quảng cáo đối với vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vi chất dinh dưỡng;
- Chủ trì tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh vi chất dinh dưỡng; thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định 38/2012/NĐ-CP;
- Tổ chức, cung cấp thông tin khoa học, chính xác về vai trò, tác dụng của thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; thông tin, giáo dục, truyền thông chính sách, pháp luật về thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; tác hại của thiếu vi chất dinh dưỡng đối với sức khỏe của người dân trong cộng đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?