Tổ chức kinh doanh vàng miếng không niêm yết giá công khai mua bán bị xử phạt bao nhiêu? Trách nhiệm của tổ chức khi kinh doanh mua bán vàng miếng?
Tổ chức kinh doanh vàng miếng không niêm yết giá công khai mua bán bị xử phạt bao nhiêu?
Tổ chức kinh doanh vàng miếng không niêm yết giá công khai mua bán bị xử phạt bao nhiêu, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định: "Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ."
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
b) Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm trách nhiệm của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng khi có thay đổi về mạng lưới chi nhánh, địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo quy định của pháp luật.
...
Lưu ý: Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Theo đó hành vi không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức sẽ bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Tổ chức kinh doanh vàng miếng không niêm yết giá công khai mua bán bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổng cục Quản lý thị trường có quyền xử phạt đối với tổ chức kinh doanh vàng miếng không niêm yết giá công khai mua bán không?
Tổng cục Quản lý thị trường có quyền xử phạt đối với tổ chức kinh doanh vàng miếng không niêm yết giá công khai mua bán không, căn cứ theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường
Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm a, b, h, i, k, l khoản 3, các điểm n, o khoản 4, các điểm e, g, h khoản 5, điểm c khoản 8 Điều 23; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a khoản 6, khoản 7, các điểm a, c khoản 8 Điều 24 Nghị định này.
...
Căn cứ theo khoản 5 Điều 54 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường
...
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
...
Lưu ý: Căn cứ theo điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định: "Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân."
Theo phân định thẩm quyền xử phạt thì Tổng cục Quản lý thị trường có quyền xử phạt 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức sẽ xử phạt tiền 100.000.000 đồng.
Theo đó hành vi không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức sẽ bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Theo đó Tổng cục Quản lý thì trường sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức kinh doanh vàng miếng không niêm yết giá công khai mua bán.
Trách nhiệm của doanh nghiệp khi kinh doanh mua bán vàng miếng như thế nào?
Trách nhiệm của doanh nghiệp khi kinh doanh mua bán vàng miếng như thế nào, căn cứ theo Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm:
1. Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.
2. Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
4. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
5. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Theo đó tổ chức kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ có những trách nhiệm theo quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?