Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa không?
- Hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất có thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hay không?
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa không?
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được tạm nhập hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại không?
Hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất có thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hay không?
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020, cụ thể như sau:
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
49 | Hoạt động Sở Giao dịch hàng hóa |
50 | Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, tư vấn chuyên ngành điện lực |
51 | Xuất khẩu gạo |
52 | Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt |
53 | Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh |
54 | Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng |
55 | Kinh doanh khoáng sản |
56 | Kinh doanh tiền chất công nghiệp |
57 | Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam |
Như vậy, các hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là:
- Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh;
- Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng.
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 thì ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa không? (Hình từ Internet)
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa không?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về kinh doanh tạm nhập, tái xuất:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định sau:
a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 2 Chương này.
b) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.
2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
...
Như vậy, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được tạm nhập hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về các hình thức tạm nhập, tái xuất khác:
Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
...
3. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
a) Thương nhân được tạm nhập hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
b) Thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
c) Thương nhân đảm bảo tuân thủ các quy định về trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Mục 3, Mục 4 Chương IV Luật thương mại.
...
Đồng thời như đã phân tích ở trên thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Như vậy, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được tạm nhập hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Lưu ý: Thủ tục tạm nhập tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?