Tổ chức kinh tế được làm đại lý chi trả ngoại tệ cho bao nhiêu tổ chức tín dụng được kinh doanh dịch vụ ngoại hối?
- Tổ chức kinh tế được làm đại lý chi trả ngoại tệ cho bao nhiêu tổ chức tín dụng được kinh doanh dịch vụ ngoại hối?
- Tổ chức kinh tế nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ theo cách thức nào?
- Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ có cần phải làm thủ tục đề nghị chấp thuận không?
Tổ chức kinh tế được làm đại lý chi trả ngoại tệ cho bao nhiêu tổ chức tín dụng được kinh doanh dịch vụ ngoại hối?
Tổ chức kinh tế được làm đại lý chi trả ngoại tệ cho bao nhiêu tổ chức tín dụng được kinh doanh dịch vụ ngoại hối, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 34/2015/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế
1. Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ chỉ được ủy quyền cho tổ chức tín dụng, không được ủy quyền cho tổ chức kinh tế khác làm đại lý chi, trả ngoại tệ.
2. Tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ không được ủy quyền lại việc chi, trả cho tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác.
3. Một tổ chức tín dụng, một tổ chức kinh tế có thể làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho một hoặc nhiều tổ chức tín dụng được phép.
4. Một tổ chức tín dụng chỉ được làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho một tổ chức kinh tế.
5. Trường hợp hợp đồng đại lý chi, trả ngoại tệ ký với tổ chức ủy quyền hết hiệu lực hoặc bị chấm dứt trước thời hạn, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ phải chấm dứt hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ với tổ chức ủy quyền đó.
6. Trường hợp hợp đồng nhận và chi, trả ngoại tệ ký với đối tác nước ngoài hết hiệu lực hoặc bị chấm dứt trước thời hạn, tổ chức kinh tế phải chấm dứt hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ với đối tác nước ngoài đó.
Như vậy, theo quy định trên thì một tổ chức kinh tế có thể làm làm đại lý chi trả ngoại tệ cho cho một hoặc nhiều tổ chức tín dụng được kinh doanh dịch vụ ngoại hối.
Tổ chức kinh tế được làm đại lý chi trả ngoại tệ cho bao nhiêu tổ chức tín dụng được kinh doanh dịch vụ ngoại hối? (Hình từ Internet)
Tổ chức kinh tế nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ theo cách thức nào?
Tổ chức kinh tế nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ theo cách thức được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 34/2015/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 24/2022/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận làm dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ
1. Tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư này và nhận kết quả thủ tục hành chính theo một trong ba cách thức sau:
a) Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước (trừ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam);
b) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức đặt trụ sở chính;
c) Gửi qua dịch vụ bưu chính.
2. Trường hợp gửi hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước, hồ sơ điện tử được sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trường hợp hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước gặp sự cố hoặc có lỗi không thể tiếp nhận, trao đổi thông tin điện tử, việc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin được thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức đặt trụ sở chính.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức kinh tế nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ theo một trong ba cách thức sau:
- Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước (trừ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam);
- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức đặt trụ sở chính;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính.
Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ có cần phải làm thủ tục đề nghị chấp thuận không?
Tổ chức tín dụng kinh doanh dịch vụ ngoại hối thực hiện cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ có cần phải làm thủ tục đề nghị chấp thuận không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 34/2015/TT-NHNN ms
Thẩm quyền chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ
….
3. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ (bao gồm trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; đại lý chi, trả ngoại tệ), không phải làm thủ tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng kinh doanh dịch vụ ngoại hối thực hiện cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ phải không phải làm thủ tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?