Tổ chức kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu? Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa gì?
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa gì?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890) là một trong các ngày lễ lớn của đất nước.
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều ý nghĩa quan trọng như:
(1) Kỷ niệm một vị lãnh tụ vĩ đại:
Ngày 19/5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngày sinh của Bác là dịp để chúng ta tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Người, đồng thời thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những hy sinh, cống hiến của Người cho độc lập, tự do của dân tộc.
(2) Thể hiện lòng yêu nước và đạo lý "uống nước nhớ nguồn":
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là dịp để mỗi người dân Việt Nam thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và đạo lý "uống nước nhớ nguồn".
Đây là dịp để thế hệ trẻ noi gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Bác, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.
(3) Tăng cường đoàn kết, thống nhất dân tộc:
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là dịp để tăng cường đoàn kết, thống nhất dân tộc, tạo sức mạnh to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(4) Là dịp để tổ chức các hoạt động ý nghĩa:
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là dịp để tổ chức các hoạt động ý nghĩa như: Lễ kỷ niệm, các hội thi, các hoạt động giáo dục truyền thống, các hoạt động xã hội từ thiện...
Đây là những hoạt động thiết thực để giáo dục thế hệ trẻ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, đồng thời góp phần xây dựng cộng đồng đoàn kết, gắn bó.
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa gì? (Hình từ Internet)
Địa điểm tổ chức các hoạt động kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về việc tổ chức kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
1. Năm lẻ 5, năm khác:
a) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
b) Tại Nghệ An, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường 19 tháng 5, thành phố Vinh và Khu di tích lịch sử Kim Liên, huyện Nam Đàn;
c) Các địa phương có di tích, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm;
d) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;
đ) Các cơ quan đại diện Việt Nam tại những nước có nhà lưu niệm, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm.
2. Năm tròn:
a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:
Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hà Nội và tỉnh Nghệ An tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;
b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 145/2013/NĐ-CP giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
1. “Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.
a) “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;
b) “Năm lẻ 5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”;
c) “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Riêng đối với trường hợp tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, việc xác định “năm tròn”, “năm lẻ 5” và “năm khác” được tính theo năm dương lịch.
...
Theo đó, kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được xếp vào "năm khác".
Vì vậy, các hoạt động kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức tại những địa điểm sau:
(1) Tại Hà Nội: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
(2) Tại Nghệ An: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường 19 tháng 5, thành phố Vinh và Khu di tích lịch sử Kim Liên, huyện Nam Đàn;
(3) Tại các địa phương có di tích, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh: tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm;
(4) Các cơ quan đại diện Việt Nam tại những nước có nhà lưu niệm, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được áp dụng biện pháp cảnh vệ nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về đối tượng cảnh vệ như sau:
Đối tượng cảnh vệ
...
3. Khu vực trọng yếu bao gồm:
a) Khu vực làm việc của Trung ương Đảng;
b) Khu vực làm việc của Chủ tịch nước;
c) Khu vực làm việc của Quốc hội;
d) Khu vực làm việc của Chính phủ;
đ) Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Khu di tích Phủ Chủ tịch; Quảng trường Ba Đình; Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại đường Bắc Sơn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
e) Bộ trưởng Bộ Công an quy định phạm vi cảnh vệ khu vực trọng yếu tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 13 Luật Cảnh vệ 2017 quy định:
Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu
1. Đối với khu vực làm việc của Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, được áp dụng biện pháp cảnh vệ sau đây:
a) Tuần tra, canh gác thường xuyên;
b) Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật và phương tiện ra, vào khu vực;
c) Kiểm tra an ninh, an toàn trong trường hợp cần thiết;
d) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
2. Đối với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình và Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại đường Bắc Sơn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, được áp dụng biện pháp cảnh vệ sau đây:
a) Tuần tra, canh gác thường xuyên;
b) Kiểm tra an ninh, an toàn trong trường hợp cần thiết;
c) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
Theo đó, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là khu vực trọng yếu được áp dụng các biện pháp cảnh vệ sau đây:
- Tuần tra, canh gác thường xuyên;
- Kiểm tra an ninh, an toàn trong trường hợp cần thiết;
- Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?