Tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia có trách nhiệm như thế nào? Cơ quan lập quy hoạch tổng thể quốc gia có cần phải lấy ý kiến liên quan đến quy hoạch không?
Tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia có trách nhiệm như thế nào?
Tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia có trách nhiệm quy định ở khoản 1 Điều 8 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 12/08/2023) cụ thể:
Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập quy hoạch
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng có trách nhiệm:
a) Quyết định cơ quan lập quy hoạch;
b) Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng; xem xét, quyết định xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau về quy hoạch giữa cơ quan lập quy hoạch và các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
c) Trình Quốc hội quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan khác;
d) Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch.
Theo đó, tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia có trách nhiệm như sau:
- Quyết định cơ quan lập quy hoạch;
- Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng; xem xét, quyết định xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau về quy hoạch giữa cơ quan lập quy hoạch và các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
- Trình Quốc hội quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan khác;
- Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch.
Trước đây, vấn đề tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia có trách nhiệm căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập quy hoạch
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng có trách nhiệm:
a) Quyết định cơ quan lập quy hoạch;
b) Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng; xem xét, quyết định xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau về quy hoạch giữa cơ quan lập quy hoạch và các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
c) Trình Quốc hội quyết định đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
d) Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch.
...
Theo đó, cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng có trách nhiệm:
+ Quyết định cơ quan lập quy hoạch;
+ Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng;
+ Xem xét, quyết định xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau về quy hoạch giữa cơ quan lập quy hoạch và các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
+ Trình Quốc hội quyết định đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
+ Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch.
Lập quy hoạch (Hình từ Internet)
Cơ quan lập quy hoạch tổng thể quốc gia có cần phải lấy ý kiến các cá nhân liên quan đến quy hoạch không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng
...
7. Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch.
8. Trình thẩm định quy hoạch; báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định đối với quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch không gian biển quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với quy hoạch vùng.
Như vậy, cơ quan lập quy hoạch tổng thể quốc gia cần phải chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch.
Cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia sẽ có trách nhiệm như thế nào?
Cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia sẽ có trách nhiệm quy định tại Điều 10 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 12/08/2023) cụ thể:
Trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Xác định các yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch; xác định phạm vi nghiên cứu và yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch; đề xuất phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan đối với nội dung quy hoạch; xây dựng kế hoạch lập quy hoạch; dự toán chi phí lập quy hoạch theo quy định pháp luật; xây dựng báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Trình thẩm định và trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
c) Cơ quan lập quy hoạch được thuê tư vấn đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này để xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện kế hoạch lập quy hoạch theo nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch phục vụ việc lập quy hoạch.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng quy hoạch. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, đề xuất phương án, báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét quyết định; hoàn thiện quy hoạch theo ý kiến kết luận của cơ quan tổ chức lập quy hoạch.
6. Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch.
7. Trình thẩm định quy hoạch; báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét trình Quốc hội quyết định.
8. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan khác.
Theo đó, cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia sẽ có trách nhiệm theo quy định nêu trên.
Trước đây, vấn đề cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia sẽ có trách nhiệm căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Xác định các yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch; xác định phạm vi nghiên cứu và yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch; đề xuất phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan đối với nội dung quy hoạch; xây dựng kế hoạch lập quy hoạch; dự toán chi phí lập quy hoạch theo quy định pháp luật; xây dựng báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Trình thẩm định và trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
c) Cơ quan lập quy hoạch được thuê tư vấn đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này để xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện kế hoạch lập quy hoạch theo nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch phục vụ việc lập quy hoạch.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng quy hoạch. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, đề xuất phương án, báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét quyết định; hoàn thiện quy hoạch theo ý kiến kết luận của cơ quan tổ chức lập quy hoạch.
6. Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch.
7. Trình thẩm định quy hoạch; báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét trình Quốc hội quyết định.
Theo đó, cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia sẽ có trách nhiệm như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?