Tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp bằng những hình thức gì?
- Tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp bằng những hình thức gì?
- Bắt buộc lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của những cơ quan nào với dự thảo kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp?
- Đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì trong việc lấy ý kiến góp ý dự thảo?
Tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp bằng những hình thức gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 1165/QĐ-BTP năm 2013 quy định về Lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo kế hoạch như sau:
Lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo kế hoạch
1. Đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch phải tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo kế hoạch thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan;
b) Tổ chức họp để lấy ý kiến góp ý trực tiếp của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan;
c) Lấy ý kiến góp ý của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thông qua Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
...
Theo quy định trên, đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp phải tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo kế hoạch thông qua một hoặc một số hình thức sau:
- Lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan;
- Tổ chức họp để lấy ý kiến góp ý trực tiếp của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan;
- Lấy ý kiến góp ý của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thông qua Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
Lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Bắt buộc lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của những cơ quan nào với dự thảo kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 1165/QĐ-BTP năm 2013 quy định về Lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo kế hoạch như sau:
Lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo kế hoạch
...
2. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm nghiên cứu, góp ý đối với dự thảo kế hoạch theo đề nghị của đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch.
3. Việc lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là thủ tục bắt buộc.
Theo đó, việc lấy ý kiến góp ý bằng văn bản với dự thảo kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật theo quy định là thủ tục bắt buộc.
Đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì trong việc lấy ý kiến góp ý dự thảo?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 1165/QĐ-BTP năm 2013 quy định như sau:
Trách nhiệm của đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch trong việc lấy ý kiến góp ý
1. Gửi dự thảo kế hoạch và các tài liệu liên quan đến cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân để nghiên cứu, góp ý. Trong trường hợp lấy ý kiến thông qua Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch gửi dự thảo kế hoạch đến Cục Công nghệ thông tin để đăng tải, thông báo rõ thời hạn lấy ý kiến, địa chỉ và hòm thư điện tử để cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến góp ý và liên hệ khi cần thiết.
2. Cung cấp thông tin về những vấn đề liên quan đến nội dung dự thảo kế hoạch theo đề nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, phục vụ việc góp ý.
3. Tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu hoặc giải trình đối với các ý kiến góp ý. Kết quả tiếp thu, giải trình được lập thành Bản Tổng hợp tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, trong đó ghi đầy đủ những nội dung tiếp thu hoặc không tiếp thu và nêu rõ lý do.
Theo đó, đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi dự thảo kế hoạch và các tài liệu liên quan đến cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân để nghiên cứu, góp ý.
Trong trường hợp lấy ý kiến thông qua Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch gửi dự thảo kế hoạch đến Cục Công nghệ thông tin để đăng tải, thông báo rõ thời hạn lấy ý kiến, địa chỉ và hòm thư điện tử để cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến góp ý và liên hệ khi cần thiết.
Đồng thời phải cung cấp thông tin về những vấn đề liên quan đến nội dung dự thảo kế hoạch theo đề nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, phục vụ việc góp ý.
Và tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu hoặc giải trình đối với các ý kiến góp ý. Kết quả tiếp thu, giải trình được lập thành Bản Tổng hợp tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, trong đó ghi đầy đủ những nội dung tiếp thu hoặc không tiếp thu và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Quy chế trên không áp dụng đối với hoạt động xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp về đối ngoại, nghiên cứu khoa học, soạn thảo hoặc tổng kết thi hành một văn bản quy phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Zalo BHXH Việt Nam là gì? Những hành vi bị cấm khi tương tác trên Zalo BHXH Việt Nam theo quy định?
- Tổng hợp bản kiểm điểm đoàn viên, tập thể chi đoàn cuối năm mới nhất theo quy định? Tổ chức cơ sở Đoàn gồm những tổ chức thành phần nào?
- Bộ Nội vụ thưởng đột xuất 5 lần mức lương cơ sở cho đối tượng nào? Tiền thưởng đột xuất sẽ được thanh toán trực tiếp vào tài khoản lương?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế? Nếu có thì cơ quan quản lý thuế có quyền xử phạt không?
- Quân Giải phóng miền Nam ra đời năm bao nhiêu? Ngày Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nghỉ bao nhiêu ngày?