Tổ chức ngoài ngành y tế có được nhận tiền thưởng nếu được tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi không?
- Việc xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cho tổ chức ngoài ngành y tế làm công tác phòng chống lao và bệnh phổi cần đảm bảo nguyên tắc gì?
- Tổ chức ngoài ngành y tế có được nhận tiền thưởng nếu được tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi không?
- Kinh phí của Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch được hình thành từ những nguồn nào?
Việc xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cho tổ chức ngoài ngành y tế làm công tác phòng chống lao và bệnh phổi cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Theo Điều 6 Quy chế Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-BYT năm 2009 quy định như sau:
Nguyên tắc xét tặng
1. Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch được tặng, truy tặng một lần cho đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định của Quy chế này.
2. Việc xét tặng Giải thưởng phải bảo đảm các yêu cầu:
a) Đúng đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục quy định tại Quy chế này;
b) Chính xác, công khai, dân chủ, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số;
c) Không xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cho các đối tượng đang bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt vi phạm hành chính về chuyên môn kỹ thuật y tế.
Theo đó, việc xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cho tổ chức ngoài ngành y tế làm công tác phòng chống lao và bệnh phổi cần đảm bảo nguyên tắc sau:
- Đúng đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục quy định tại Quy chế này;
- Chính xác, công khai, dân chủ, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số;
- Không xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cho các đối tượng đang bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt vi phạm hành chính về chuyên môn kỹ thuật y tế.
Lưu ý: Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch được tặng, truy tặng một lần cho tổ chức ngoài ngành y tế làm công tác phòng chống lao và bệnh phổi đủ tiêu chuẩn theo quy định của Quy chế này.
Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi (Hình từ Internet)
Tổ chức ngoài ngành y tế có được nhận tiền thưởng nếu được tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi không?
Theo khoản 3 Điều 7 Quy chế Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-BYT năm 2009 quy định như sau:
Chế độ đối với cá nhân, tổ chức được tặng giải thưởng
Cá nhân, tổ chức được tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi sẽ được nhận:
1. Bằng chứng nhận thành tích về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi của Bộ trưởng Bộ Y tế theo mẫu tại Phụ lục số 1 ban hành kèm Quy chế này;
2. Biểu trưng (vật lưu niệm) theo mẫu tại Phụ lục số 1 ban hành kèm Quy chế này;
3. Tiền thưởng từ nguồn kinh phí của Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch;
4. Ghi tên trong Sổ vàng giải thưởng.
Theo quy định trên nếu được tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi thì tổ chức ngoài ngành y tế được nhận tiền thưởng từ nguồn kinh phí của Giải thưởng.
Bên cạnh đó, tổ chức ngoài ngành y tế còn được nhận quyền lợi sau:
- Bằng chứng nhận thành tích về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi của Bộ trưởng Bộ Y tế theo mẫu tại Phụ lục số 1 ban hành kèm Quy chế Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-BYT năm 2009, cụ thể:
- Biểu trưng (vật lưu niệm) theo mẫu tại Phụ lục số 1 ban hành kèm Quy chế Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-BYT năm 2009, cụ thể:
- Ghi tên trong Sổ vàng giải thưởng.
Kinh phí của Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch được hình thành từ những nguồn nào?
Theo Điều 8 Quy chế Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-BYT năm 2009 quy định như sau:
Nguồn kinh phí Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch
1. Kinh phí chi cho Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch được hình thành từ nguồn huy động xã hội hóa, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho Giải thưởng và các nguồn thu hợp pháp khác được phép trích (nếu có).
2. Giao Thường trực Hội đồng cấp Bộ - Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương có trách nhiệm tạo lập, huy động, quản lý và sử dụng kinh phí theo đúng quy định của pháp luật và Quy chế này.
Theo quy định trên thì kinh phí chi cho Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch được hình thành từ nguồn huy động xã hội hóa, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho Giải thưởng và các nguồn thu hợp pháp khác được phép trích (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?