Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh trường đại học ngành sư phạm mầm non, Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh trường cần thực hiện những gì?
- Thành phần Hội đồng tuyển sinh trường đại học ngành sư phạm mầm non gồm những ai?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh trường đại học ngành sư phạm mầm non là gì?
- Ai có trong thành phần Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh trường?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh trường cần thực hiện những gì?
Căn cứ theo Điều 17 Quy chế Tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh trường như sau:
Thành phần Hội đồng tuyển sinh trường đại học ngành sư phạm mầm non gồm những ai?
"1. Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) để điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh, thanh tra tuyển sinh, quy định tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban chuyên môn theo quy định tại Điều 19 Quy chế này.
2. Thành phần của HĐTS trường gồm có:
a) Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng;
b) Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng;
c) Uỷ viên thường trực: Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Đào tạo (hoặc Phòng Khảo thí);
d) Các uỷ viên: Một số trưởng hoặc phó trưởng phòng, trưởng hoặc phó trưởng khoa, trưởng hoặc phó bộ môn liên quan đến thi tuyển sinh và cán bộ công nghệ thông tin"
Những người có người thân (con, vợ, chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình và của vợ hoặc chồng) dự thi hay xét tuyển vào trường không được tham gia HĐTS của trường và các ban giúp việc HĐTS trường trong năm đó.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh trường đại học ngành sư phạm mầm non là gì?
Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh trường, Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh trường
- Tổ chức triển khai các phương án tuyển sinh đã lựa chọn;
- Giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tuyển sinh;
- Thu hoặc uỷ quyền thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển;
- Tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định;
- Báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GDĐT và cơ quan trực tiếp quản lý trường (Bộ, Ngành, UBND cấp tỉnh).
(1) Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐTS trường.
- Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh của trường;
- Báo cáo với Bộ GDĐT và các cơ quan có trách nhiệm về công tác tuyển sinh của trường;
- Thành lập Ban Thư ký và các Ban chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Quy chế này để giúp việc cho HĐTS trường trong việc thực hiện công tác tuyển sinh; Trưởng các Ban chuyên môn phải là thành viên Hội đồng tuyển sinh.
(2) Phó Chủ tịch HĐTS trường thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch HĐTS uỷ quyền.
(3) Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh để chỉ đạo công tác tuyển sinh của các đơn vị thành viên, trực thuộc.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 18 Quy chế Tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS trường:
Ai có trong thành phần Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh trường?
- Thành phần Ban Thư ký HĐTS trường gồm có:
+ Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS trường kiêm nhiệm;
+ Các uỷ viên: Một số cán bộ Phòng Đào tạo hoặc Phòng Khảo thí, khoa, phòng liên quan và cán bộ công nghệ thông tin.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh trường cần thực hiện những gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS của trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT để sơ tuyển, xét tuyển:
(1) Cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT tất cả các thông tin của trường theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này để thực hiện xét tuyển;
(2) Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình HĐTS quyết định;
(3) Lập danh sách thí sinh trúng tuyển;
(4) Thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học;
(5) Kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển theo quy định tại Điều 20, 21 của Quy chế này;
(6) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch HĐTS giao.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS của trường đối với trường không sử dụng kết quả kỳ thi THPT để sơ tuyển, xét tuyển:
(1) Công bố các thông tin liên quan đến điều kiện, hồ sơ, thời gian và địa điểm đăng ký dự thi, xét tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác;
(2) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này và các nhiệm vụ khác của Ban thư ký theo quy định tại Quy chế thi tuyển sinh của trường;
(3) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch HĐTS giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?