Tổ chức phải đăng ký lại hợp đồng theo mẫu trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật hiện nay?
- Tổ chức kinh doanh phải đăng ký lại hợp đồng theo mẫu trong trường hợp nào?
- Hồ sơ đăng ký lại hợp đồng theo mẫu được quy định như thế nào?
- Nếu hợp đồng theo mẫu đăng ký lại có phạm vi áp dụng trên cả nước thì thẩm quyền phê duyệt thuộc về cơ quan nào?
- Sau khi nhận hồ sơ đăng ký lại hợp đồng theo mẫu cơ quan có thẩm quyền có được phép yêu cầu tổ chức nộp bổ sung không?
Tổ chức kinh doanh phải đăng ký lại hợp đồng theo mẫu trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp sau:
a) Khi pháp luật thay đổi làm thay đổi nội dung của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh thay đổi nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
2. Thủ tục đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thực hiện như đăng ký lần đầu theo quy định của Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thông báo cho người tiêu dùng về việc thay đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sau khi hoàn thành việc đăng ký lại.
Theo đó, tổ chức kinh doanh phải đăng ký lại hợp đồng theo mẫu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khi pháp luật thay đổi làm thay đổi nội dung của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thay đổi nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Lưu ý tổ chức kinh doanh sẽ phải thông báo cho người tiêu dùng về việc thay đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sau khi hoàn thành việc đăng ký lại.
Đăng ký lại hợp đồng theo mẫu (hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký lại hợp đồng theo mẫu được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký lại hợp đồng theo mẫu thực hiện như đăng ký lần đầu theo quy định của Nghị định 99/2011/NĐ-CP.
Theo đó, căn cứ Điều 10 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ và hình thức đăng ký
1. Hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đăng ký nêu rõ địa chỉ, ngành nghề kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Bộ Công Thương hướng dẫn mẫu đơn đăng ký;
b) Dự thảo hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
2. Hồ sơ đăng ký có thể gửi trực tiếp, gửi bằng bưu điện hoặc gửi bằng phương tiện điện tử với số lượng một (01) bộ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Trường hợp hồ sơ đăng ký được gửi trực tiếp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải lập biên bản tiếp nhận, ngày tiếp nhận hồ sơ là ngày ghi trong biên bản tiếp nhận đó. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký gửi bằng đường bưu điện, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo dấu của bưu điện. Trường hợp hồ sơ gửi bằng phương tiện điện tử, thời điểm tiếp nhận hồ sơ được tính từ thời điểm xác nhận bằng thông điệp điện tử của cơ quan có thẩm quyền đăng ký được gửi đi.
Như vậy, hồ sơ đăng ký lại hợp đồng theo mẫu bao gồm:
- Đơn đăng ký nêu rõ địa chỉ, ngành nghề kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Dự thảo hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Nếu hợp đồng theo mẫu đăng ký lại có phạm vi áp dụng trên cả nước thì thẩm quyền phê duyệt thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền tiếp nhận đăng ký
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên.
2. Sở Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chiếu theo quy định này, nếu hợp đồng theo mẫu đăng ký lại có phạm vi áp dụng trên cả nước thì thẩm quyền phê duyệt sẽ thuộc về Bộ Công Thương.
Sau khi nhận hồ sơ đăng ký lại hợp đồng theo mẫu cơ quan có thẩm quyền có được phép yêu cầu tổ chức nộp bổ sung không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu bổ sung hồ sơ
1. Trường hợp hồ sơ đăng ký không đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bổ sung hồ sơ, tài liệu.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bổ sung hồ sơ, tài liệu trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, trong trường hợp hồ sơ đăng ký không đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 99/2011/NĐ-CP, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bổ sung hồ sơ, tài liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo Luật Đất đai mới nhất có dựa vào kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ trước?
- Bản đồ kế hoạch sử dụng đất là gì? Việc lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện bao gồm những gì?
- Năm cá nhân số 2 năm 2025 có ý nghĩa như thế nào? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh theo Luật Đất đai mới nhất là gì?
- Mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi? Người lao động cao tuổi được áp dụng chế độ làm việc như thế nào?