Tổ chức pháp chế ở các cơ quan, đơn vị trong Quân đội có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật?
Tổ chức pháp chế ở các cơ quan, đơn vị trong Quân đội là tổ chức gì?
Tổ chức pháp chế ở các cơ quan, đơn vị trong Quân đội được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 79/2013/TT-BQP như sau:
Vị trí, chức năng
1. Vị trí
a) Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan nghiệp vụ đầu ngành về công tác pháp chế trong Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy về mọi mặt của Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác pháp chế; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ Văn phòng Bộ Quốc phòng và Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng về công tác Đảng, công tác chính trị và hành chính quân sự.
b) Tổ chức pháp chế, cán bộ pháp chế ở cơ quan, đơn vị là cơ quan, cán bộ chuyên ngành nghiệp vụ về công tác pháp chế, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng ủy và chỉ huy cơ quan, đơn vị; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, chỉ huy cơ quan văn phòng (cơ quan tham mưu tổng hợp hoặc cơ quan hành chính) cùng cấp về công tác Đảng, công tác chính trị và hành chính quân sự.
...
Theo đó, tổ chức pháp chế ở các cơ quan, đơn vị trong Quân đội là cơ quan chuyên ngành nghiệp vụ về công tác pháp chế, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng ủy và chỉ huy cơ quan, đơn vị; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, chỉ huy cơ quan văn phòng (cơ quan tham mưu tổng hợp hoặc cơ quan hành chính) cùng cấp về công tác Đảng, công tác chính trị và hành chính quân sự.
Tổ chức pháp chế ở các cơ quan, đơn vị trong Quân đội (Hình từ Internet)
Tổ chức pháp chế ở các cơ quan, đơn vị trong Quân đội thực hiện chức năng gì?
Chức năng của Tổ chức pháp chế ở các cơ quan, đơn vị trong Quân đội được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 79/2013/TT-BQP như sau:
Vị trí, chức năng
...
2. Chức năng
a) Vụ Pháp chế có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thẩm định, rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến giáo dục pháp luật; kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản lý công tác bồi thường của Nhà nước; thực hiện pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; nghiên cứu, tổng hợp các mặt công tác pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng.
b) Tổ chức pháp chế (trợ lý, cán bộ pháp chế) ở cơ quan, đơn vị có chức năng (chức trách) tham mưu giúp chỉ huy cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực được phân công; chủ trì hoặc phối hợp tổ chức quản lý công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm nội bộ, văn bản hành chính; thẩm định, rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật theo quy định.
...
Theo đó, tổ chức pháp chế ở các cơ quan, đơn vị trong Quân đội có những chức năng sau đây:
- Tham mưu giúp chỉ huy cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực được phân công;
- Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức quản lý công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
- Soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm nội bộ, văn bản hành chính;
- Thẩm định, rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
- Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật;
- Phổ biến giáo dục pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật theo quy định.
Tổ chức pháp chế ở các cơ quan, đơn vị trong Quân đội có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật?
Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức pháp chế ở các cơ quan, đơn vị trong Quân đội được quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 79/2013/TT-BQP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế và cán bộ pháp chế ở cơ quan, đơn vị
...
2. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Chủ trì giúp chỉ huy cơ quan, đơn vị phối hợp với Vụ Pháp chế hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp, xây dựng báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, gửi Vụ Pháp chế tổng hợp.
...
Theo đó, trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, tổ chức pháp chế ở các cơ quan, đơn vị trong Quân đội có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Chủ trì giúp chỉ huy cơ quan, đơn vị phối hợp với Vụ Pháp chế hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp, xây dựng báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, gửi Vụ Pháp chế tổng hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?