Tổ chức phi chính phủ chỉ được huy động vốn bằng ngoại tệ dưới hình thức nào để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô?
- Tổ chức phi chính phủ chỉ được huy động vốn bằng ngoại tệ dưới hình thức nào để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô?
- Tổ chức phi chính phủ được sử dụng những tài khoản nào để tiếp nhận tài trợ, viện trợ không hoàn lại từ tổ chức, cá nhân là người không cư trú?
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm gì khi cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức phi chính phủ?
Tổ chức phi chính phủ chỉ được huy động vốn bằng ngoại tệ dưới hình thức nào để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô?
Hình thức huy động vốn của tổ chức phi chính phủ được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 34/2019/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc chung
1. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ chỉ được huy động vốn bằng ngoại tệ dưới hình thức tiếp nhận tài trợ, viện trợ không hoàn lại từ tổ chức, cá nhân là người không cư trú để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành về tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn tài trợ, viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức, cá nhân là người không cư trú; quy định về quản lý ngoại hối đối với nguồn vốn ngoại tệ quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan khi tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ, viện trợ bằng ngoại tệ để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
3. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ không được huy động vốn bằng ngoại tệ để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô ngoài hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định, tổ chức phi chính phủ chỉ được huy động vốn bằng ngoại tệ dưới hình thức tiếp nhận tài trợ, viện trợ không hoàn lại từ tổ chức, cá nhân là người không cư trú để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
Tổ chức phi chính phủ chỉ được huy động vốn bằng ngoại tệ dưới hình thức nào để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô? (Hình từ Internet)
Tổ chức phi chính phủ được sử dụng những tài khoản nào để tiếp nhận tài trợ, viện trợ không hoàn lại từ tổ chức, cá nhân là người không cư trú?
Việc tiếp nhận tài trợ, viện trợ của tổ chức phi chính phủ được quy định tại Điều 4 Thông tư 34/2019/TT-NHNN như sau:
Tiếp nhận tài trợ, viện trợ không hoàn lại bằng ngoại tệ từ tổ chức, cá nhân là người không cư trú để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là ngân hàng được phép) để nhận chuyển khoản bằng ngoại tệ nguồn tài trợ, viện trợ không hoàn lại từ tổ chức, cá nhân là người không cư trú để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô như sau:
1. Trường hợp tiếp nhận tài trợ, viện trợ không hoàn lại bằng ngoại tệ thông qua tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ của người cư trú là tổ chức.
Việc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ bán ngoại tệ trên tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép) thực hiện theo các quy định của pháp luật về mua, bán ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép và khách hàng.
2. Trường hợp tiếp nhận tài trợ, viện trợ không hoàn lại bằng ngoại tệ từ tổ chức, cá nhân là người không cư trú thông qua tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ bán ngoại tệ cho ngân hàng được phép.
Như vậy, theo quy định, tổ chức phi chính phủ được sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối để nhận chuyển khoản bằng ngoại tệ nguồn tài trợ, viện trợ không hoàn lại từ tổ chức, cá nhân là người không cư trú để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm gì khi cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức phi chính phủ?
Trách nhiệm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Điều 6 Thông tư 34/2019/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép
Khi cung ứng dịch vụ ngoại hối cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ (bao gồm tiếp nhận và mua lại ngoại tệ từ nguồn tài trợ, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân là người không cư trú), tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và các chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức phi chính phủ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và các chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?