Tổ chức phối hợp liên ngành được tổ chức dưới các hình thức nào? Có con dấu hình Quốc huy riêng không?
Tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ được tổ chức dưới các hình thức nào?
Tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ được tổ chức dưới các hình thức được quy định theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ 10/12/2023) như sau:
- Hội đồng,
- Ủy ban,
- Ban Chỉ đạo,
- Ban công tác.
Trước đây, các hình thức tổ chức của Tổ chức phối hợp liên ngành được quy định tại Điều 2 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ 10/12/2023) như sau:
Hình thức tổ chức
Tổ chức phối hợp liên ngành được tổ chức dưới các hình thức sau: Hội đồng, Ủy ban, Ban Chỉ đạo, Ban công tác.
Theo quy định nêu trên thì tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ được tổ chức dưới các hình thức sau:
- Hội đồng;
- Ủy ban;
- Ban Chỉ đạo;
- Ban công tác.
Tổ chức phối hợp liên ngành có con dấu hình Quốc huy riêng không?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tổ chức phối hợp liên ngành được quy định theo Điều 4 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ 10/12/2023) như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động, tổ chức lại, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành được thực hiện theo quy định của Quyết định này.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
3. Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu hình Quốc huy.
Theo quy định nêu trên thì Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu hình Quốc huy.
Trước đây, theo Điều 4 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ 10/12/2023) như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động, sáp nhập, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành được thực hiện theo quy định của Quy chế này.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
3. Tổ chức phối hợp liên ngànhkhông có con dấu hình quốc huy riêng,trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ vào tính chất, nội dung của nhiệm vụ cần được giải quyết, Thủ tướng Chính phủ quyết định là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành khi xét thấy thật sự cần thiết hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành.
Căn cứ trên quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Việc thành lập, tổ chức và hoạt động, sáp nhập, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành được thực hiện theo quy định của Quy chế này.
- Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
- Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu hình quốc huy riêng, trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ vào tính chất, nội dung của nhiệm vụ cần được giải quyết, Thủ tướng Chính phủ quyết định là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành khi xét thấy thật sự cần thiết hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu hình quốc huy riêng, trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức phối hợp liên ngành được tổ chức dưới các hình thức nào? Có con dấu hình Quốc huy riêng không? (Hình từ Internet)
Tổ chức phối hợp liên ngành có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ 10/12/2023), Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Thủ tướng Chính phủ:
- Nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.
- Chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.
Trước đây, theo Điều 6 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ 10/12/2023) như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành;
2. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành;
3. Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện những vấn đề quan trọng, liên ngành.
Theo quy định nêu trên thì Tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành;
- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành;
- Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện những vấn đề quan trọng, liên ngành.
Bên cạnh đó, theo Điều 3 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg có quy định Tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?