Tổ chức phong trào thi đua bao gồm những hình thức nào? Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua thuộc về ai?

Tổ chức phong trào thi đua bao gồm những hình thức nào? Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua thuộc về ai? Tổ chức phong trào thi đua được triển khai dựa trên những nội dung gì theo quy định pháp luật?

Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua thuộc về ai?

Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua được quy định tại Điều 18 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:

- Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu ban, ngành phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi địa phương.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

Tổ chức phong trào thi đua bao gồm những hình thức nào? Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua thuộc về ai?

Tổ chức phong trào thi đua bao gồm những hình thức nào? Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua thuộc về ai? (Hình từ Internet)

Tổ chức phong trào thi đua bao gồm những hình thức nào?

Hình thức tổ chức phong trào thi đua được quy định tại Điều 2 Thông tư 1/2024/TT-BNV như sau:

- Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

+ Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau được chia theo khối thi đua, cụm thi đua.

+ Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc theo cụm thi đua, khối thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các cụm thi đua, khối thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.

- Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

+ Chỉ phát động thi đua theo chuyên đề khi đã xác định rõ thời gian mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp cụ thể.

+ Khi tổ chức phong trào thi đua theo chuyên đề trong phạm vi Bộ, ban, ngành, tỉnh có thời gian từ 03 năm trở lên, cơ quan chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng của Bộ, ban, ngành, tỉnh gửi Kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua về Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) để theo dõi, tổng hợp, đối chiếu khi thẩm định hồ sơ khen thưởng cấp Nhà nước.

Tổ chức phong trào thi đua được triển khai dựa trên những nội dung gì?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 1/2024/TT-BNV quy định về nội dung tổ chức phong trào thi đua, theo đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm triển khai tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi quản lý theo một số nội dung sau:

(1) Tổ chức phong trào thi đua gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển của cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, có chỉ tiêu, nội dung, kế hoạch, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.

(2) Triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động cá nhân, tập thể, hộ gia đình tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua.

Thường xuyên đôn đốc, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện;

Chú trọng công tác chỉ đạo điểm, hướng dẫn, kiểm tra đối với phong trào thi đua có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên;

Phát hiện nhân tố mới, điển hình tiên tiến để tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng.

Sơ kết, tổng kết, khen thưởng các cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong phong trào thi đua.

Tăng cường phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để cá nhân, tổ chức, hộ gia đình khác học tập và làm theo.

(3) Tổng kết phong trào thi đua phải đánh giá đúng kết quả, hiệu quả, tác dụng; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phong trào thi đua.

Việc bình xét, công nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, công khai, minh bạch, công bằng; kịp thời khen thưởng các cá nhân, tập thể, hộ gia đình tiêu biểu xuất sắc;

Khuyến khích khen thưởng cá nhân là ngư dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nông dân, công nhân, người yếu thế, khuyết tật; tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong lao động, sản xuất, học tập, công tác; cán bộ, công chức, viên chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Phong trào thi đua
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khen thưởng phong trào thi đua là gì? Nội dung tổ chức phong trào thi đua của Tòa án nhân dân gồm những gì?
Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức tổ chức thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân? Phong trào thi đua gồm các hoạt động nào?
Pháp luật
Tổ chức phong trào thi đua bao gồm những hình thức nào? Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua thuộc về ai?
Pháp luật
Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng có những nội dung gì?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thiện chính sách giảm nghèo gắn với mục tiêu phát triển bền vững nhằm phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”?
Pháp luật
Những hoạt động đầu năm học 2022-2023 mà Thành phố Hồ Chí Minh cần phải triển khai thực hiện bao gồm những hoạt động nào?
Pháp luật
Cá nhân muốn đăng ký thi đua thường xuyên trong ngành Ngoại giao thì phải gửi bản đăng ký thi đua cho cơ quan nào?
Pháp luật
Hình thức tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Kiểm toán Nhà nước là gì? Gồm các nội dung nào?
Pháp luật
Thực hiện phong trào thi đua Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ra sao?
Pháp luật
Nhiệm vụ đánh giá kết quả phong trào thi đua thuộc về Hội đồng thi đua khen thưởng cấp bộ hay cấp tỉnh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phong trào thi đua
1,236 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phong trào thi đua

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phong trào thi đua

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào