Tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia là gì? Có chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không?
Tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 30/2022/NĐ-CP định nghĩa về tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia là tổ chức được thành lập và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý khu du lịch quốc gia.
2. Doanh nghiệp đầu tư hình thành khu du lịch quốc gia là doanh nghiệp đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác khu du lịch quốc gia được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Dịch vụ hỗ trợ phát triển khu du lịch quốc gia là các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy đầu tư, khai thác dịch vụ du lịch, tăng cường thu hút khách du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ tại khu du lịch quốc gia do tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia cung cấp.
4. Ban quản lý chuyên ngành là các Ban quản lý được thành lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, lâm nghiệp, đa dạng sinh học, thủy sản và các ngành, lĩnh vực khác có liên quan.
Theo đó, tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia là tổ chức được thành lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý khu du lịch quốc gia.
Tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia là gì? Có chịu sự quàn lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không? (Hình từ Internet)
Tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia có chịu sự quàn lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 30/2022/NĐ-CP quy định về hình thức loại hình tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia như sau:
Các loại hình tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia
Các loại hình tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia bao gồm:
1. Đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ.
2. Ban quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
3. Doanh nghiệp đầu tư hình thành khu du lịch quốc gia.
Từ quy định trên thì tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia hoạt động theo loại hình Ban quản lý sẽ chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bao gồm Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Trình tự công nhận khu du lịch quốc gia gồm bao nhiêu bước thực hiện?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 30/2022/NĐ-CP quy định về việc công nhận khu du lịch quốc gia như sau:
Ban quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu du lịch quốc gia lựa chọn và tổ chức thực hiện thành lập hoặc tổ chức lại Ban quản lý thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Thành lập mới hoặc tổ chức lại Ban quản lý là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để quản lý khu du lịch quốc gia;
b) Tổ chức lại Ban quản lý chuyên ngành là đơn vị sự nghiệp công lập thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để quản lý khu du lịch quốc gia và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc tổ chức lại Ban quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều này để quản lý phần diện tích khu du lịch quốc gia trên địa bàn của tỉnh trong trường hợp khu du lịch quốc gia nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
3. Ban quản lý khu du lịch quốc gia được thành lập hoặc tổ chức lại sau khi khu du lịch quốc gia được công nhận theo quy định tại Điều 28 Luật Du lịch.
...
Theo quy định trên thì việc công nhận khu du lịch quốc gia được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật Du lịch 2017, cụ thể như sau:
Bước 1: Lập và nộp hồ sơ đề nghị
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập và nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch; trong hồ sơ phải bao gồm các tài liệu sau:
(1) Đơn đề nghị khu du lịch quốc gia theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTD TẢI VỀ.
(2) Bản thuyết minh về điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia, gồm các nội dung sau:
- Có tài nguyên du lịch đa dạng, đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định;
- Có trong danh mục các khu vực tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch;
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch;
- Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét.
Bước 3: Công nhận và công bố khu du lịch quốc gia
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố khu du lịch quốc gia.
Trường hợp từ chối sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
LƯU Ý: Đối với khu du lịch nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ đề nghị công nhận Ban quản lý khu du lịch quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ công nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?