Tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm gì và thực hiện các quy định nào?
Tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn giao thông đường sắt được quy định ở khoản 1 Điều 9 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT cụ thể:
Tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn
1. Trách nhiệm tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn
a) Khi tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trong khu gian do trưởng tàu hoặc lái tàu (trường hợp đoàn tàu không có trưởng tàu) tổ chức thực hiện.
b) Khi tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trong phạm vi ga đường sắt do trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga tổ chức thực hiện.
...
Theo đó, tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm sau:
- Khi tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trong khu gian do trưởng tàu hoặc lái tàu (trường hợp đoàn tàu không có trưởng tàu) tổ chức thực hiện.
- Khi tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trong phạm vi ga đường sắt do trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga tổ chức thực hiện.
Tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn giao thông đường sắt
(Hình từ Internet)
Tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn giao thông đường sắt bao gồm những nội dung gì?
Nội dung tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn giao thông đường sắt được quy định ở khoản 2 Điều 9 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT cụ thể:
Tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn
...
2. Nội dung tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn
Căn cứ vào tình hình thực tế, thực hiện các quy định sau:
a) Nếu vị trí xảy ra tai nạn thuận lợi cho việc đưa nạn nhân đi cấp cứu bằng các phương tiện giao thông khác thì phải cử người hoặc huy động khẩn cấp người, phương tiện đưa nạn nhân đến nơi gần nhất có cơ sở y tế để cấp cứu, sau khi đã sơ cứu cho nạn nhân;
b) Tổ chức sơ cứu, đưa nạn nhân lên tàu hoặc đầu máy, đưa đến ga thuận lợi nhất để chuyển đi cấp cứu trong trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng và được phép tiếp tục chạy tàu theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp sau khi đã sơ cứu không thể tổ chức đưa đi cấp cứu theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản này thì đề nghị Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc các cơ quan, đơn vị có liên quan, cơ sở y tế tại nơi gần nhất hỗ trợ phương tiện, thuốc men để cấp cứu người bị nạn;
d) Khi có người bị thương trong ga hoặc trên tàu giao xuống ga thì trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu tổ chức việc cấp cứu người bị nạn;
e) Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Điều 44 Luật Đường sắt.
Như vậy, tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn giao thông đường sắt căn cứ vào tình hình thực tế, thực hiện các quy định sau:
- Nếu vị trí xảy ra tai nạn thuận lợi cho việc đưa nạn nhân đi cấp cứu bằng các phương tiện giao thông khác thì phải cử người hoặc huy động khẩn cấp người, phương tiện đưa nạn nhân đến nơi gần nhất có cơ sở y tế để cấp cứu, sau khi đã sơ cứu cho nạn nhân;
-Tổ chức sơ cứu, đưa nạn nhân lên tàu hoặc đầu máy, đưa đến ga thuận lợi nhất để chuyển đi cấp cứu trong trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng và được phép tiếp tục chạy tàu theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp sau khi đã sơ cứu không thể tổ chức đưa đi cấp cứu theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản này thì đề nghị Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc các cơ quan, đơn vị có liên quan, cơ sở y tế tại nơi gần nhất hỗ trợ phương tiện, thuốc men để cấp cứu người bị nạn;
- Khi có người bị thương trong ga hoặc trên tàu giao xuống ga thì trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu tổ chức việc cấp cứu người bị nạn;
- Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Điều 44 Luật Đường sắt 2017.
Mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra được phân loại như thế nào?
Mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra được phân loại theo Điều 8 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định:
Phân loại theo mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra
1. Tai nạn giao thông đường sắt ít nghiêm trọng là tai nạn có từ 01 đến 05 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.
2. Tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng là tai nạn có 01 người chết hoặc có từ 06 đến 08 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
3. Tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng là tai nạn có 02 người chết hoặc có từ 09 đến 10 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới 01 tỷ 500 triệu đồng.
4. Tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn có từ 03 người chết trở lên hoặc có từ 11 người bị thương trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 01 tỷ 500 triệu đồng trở lên.
Như vậy, mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra được phân loại theo 4 mức độ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?