Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong trường hợp nghi ngờ giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền đúng không?
- Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong trường hợp nghi ngờ giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền đúng không?
- Khi nghi ngờ giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người Việt Nam thì tổ chức tài chính phải thu thập các thông tin nhận biết nào?
- Tổ chức tài chính phải cập nhật thông tin nhận biết khách hàng trong thời gian nào?
Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong trường hợp nghi ngờ giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền đúng không?
Căn cứ Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Nhận biết khách hàng
1. Nhận biết khách hàng bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin quy định tại các điều 10, 11, 12, 13 và 14 của Luật này.
2. Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau đây:
a) Khách hàng lần đầu mở tài khoản hoặc thiết lập quan hệ với tổ chức tài chính;
b) Khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định; thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo hoặc mã giao dịch trong trường hợp người khởi tạo không có tài khoản;
c) Nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền;
d) Nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.
...
Theo đó, tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:
- Khách hàng lần đầu mở tài khoản hoặc thiết lập quan hệ với tổ chức tài chính;
- Khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định; thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo hoặc mã giao dịch trong trường hợp người khởi tạo không có tài khoản;
- Nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền;
- Nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.
Như vậy, tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong trường hợp nghi ngờ giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền.
Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong trường hợp nghi ngờ giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền đúng không? (Hình từ Internet)
Khi nghi ngờ giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người Việt Nam thì tổ chức tài chính phải thu thập các thông tin nhận biết nào?
Căn cứ Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Thông tin nhận biết khách hàng
Đối tượng báo cáo phải thu thập các thông tin nhận biết khách hàng, bao gồm:
1. Thông tin nhận dạng khách hàng, kể cả thông tin về người đại diện của khách hàng cá nhân (nếu có):
a) Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại liên lạc; số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại khác (nếu có);
b) Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại liên lạc; số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; số thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của pháp luật; địa chỉ cư trú ở nước ngoài và địa chỉ đăng ký cư trú ở Việt Nam;
c) Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số Hộ chiếu hoặc thông tin định danh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ cư trú ở nước ngoài;
...
Như vậy, theo quy định trên, khi nghi ngờ giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người Việt Nam thì tổ chức tài chính phải thu thập các thông tin nhận biết khách hàng sau đây:
(1) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh;
(2) Quốc tịch;
(3) Nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại liên lạc;
(4) Số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại khác (nếu có);
Tổ chức tài chính phải cập nhật thông tin nhận biết khách hàng trong thời gian nào?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Cập nhật thông tin nhận biết khách hàng
Đối tượng báo cáo phải cập nhật thông tin nhận biết khách hàng trong thời gian thiết lập quan hệ với khách hàng nhằm bảo đảm các giao dịch mà khách hàng đang tiến hành phù hợp với các thông tin về khách hàng trong hồ sơ hiện có, những thông tin đã biết về khách hàng, hoạt động kinh doanh, mức độ rủi ro về rửa tiền và nguồn gốc tài sản của khách hàng.
Như vậy, theo quy định trên, tổ chức tài chính phải cập nhật thông tin nhận biết khách hàng trong thời gian thiết lập quan hệ với khách hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?