Tổ chức tài chính vi mô được cho cá nhân thuộc hộ nghèo vay tối đa bao nhiêu tiền? Được cho tất cả cá nhân thuộc hộ nghèo vay không?
Tổ chức tài chính vi mô được cho cá nhân thuộc hộ nghèo vay tối đa bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 24 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định về nội dung hoạt động của tổ chức tài chính vi mô như sau:
Nội dung hoạt động
...
4. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô là doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ nghèo, hộ cận nghèo không được vượt quá 100 triệu đồng.
Việc cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau:
a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo cư trú hợp pháp tại địa bàn nơi cho vay;
b) Có tên trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã, phường, thị trấn theo quy định về chuẩn nghèo đa chiều.
5. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô là cá nhân thuộc hộ nghèo, cá nhân thuộc hộ cận nghèo, cá nhân có thu nhập thấp, hộ gia đình có thu nhập thấp không được vượt quá 50 triệu đồng.
...
Theo quy định trên, tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô là cá nhân thuộc hộ nghèo, cá nhân thuộc hộ cận nghèo, cá nhân có thu nhập thấp, hộ gia đình có thu nhập thấp không được vượt quá 50 triệu đồng.
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được cho một cá nhân thuộc hộ nghèo vay tối đa không quá 50 triệu đồng.
Tổ chức tài chính vi mô được cho cá nhân thuộc hộ nghèo vay tối đa bao nhiêu tiền? (hình từ internet)
Tổ chức tài chính vi mô được cho tất cả cá nhân thuộc hộ nghèo vay đúng không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 24 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Nội dung hoạt động
...
6. Khách hàng là cá nhân thuộc hộ nghèo, cá nhân thuộc hộ cận nghèo, người lao động tự do theo quy định tại điểm b(iii) khoản 4 Điều 3 Thông tư này và hộ gia đình có thu nhập thấp chỉ được thực hiện cho vay thông qua tổ vay vốn và thuộc danh sách được tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các cấp phê duyệt hoặc giới thiệu cho tổ chức tài chính vi mô.
7. Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
8. Đại lý bảo hiểm theo quy định sau:
a) Khi Giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tài chính vi mô có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm thì tổ chức tài chính vi mô được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các loại hình bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
b) Khi thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, tổ chức tài chính vi mô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định của pháp luật.
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô chỉ được cho cá nhân thuộc hộ nghèo vay thông qua tổ vay vốn và thuộc danh sách được tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các cấp phê duyệt hoặc giới thiệu cho tổ chức tài chính vi mô.
Tức là, tổ chức tài chính vi mô chỉ được cho vay đối với những cá nhân thuộc danh sách chính quyền địa phương phê duyệt hoặc được giới thiệu.
Tổ chức tài chính vi mô có dựa vào mức lương tối thiểu vùng để xây dựng quy định nội bộ có nội dung về cho vay không?
Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định về quy định nội bộ có nội dung về cho vay của tổ chức tài chính vi mô như sau:
Quy định nội bộ có nội dung về cho vay
Tổ chức tài chính vi mô phải xây dựng quy định nội bộ có nội dung về cho vay đối khách hàng quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 24 Thông tư này, bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
1. Các tiêu chí để xác định khách hàng là người lao động tự do theo quy định tại điểm b(iii) khoản 4 Điều 3 Thông tư này. Tổ chức tài chính vi mô tham khảo quy định về cá nhân sinh sống trên địa bàn tại các đơn hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn; mức thu nhập thường xuyên không phải đóng thuế thu nhập cá nhân; mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng của hộ gia đình; mức thu nhập bình quân đầu người theo vùng/khu vực; mức lương tối thiểu theo vùng, miền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố và các tiêu chí khác có liên quan để xây dựng, ban hành tiêu chí về khách hàng là người lao động tự do.
...
Như vậy, mức lương tổi thiểu vùng là một trong những căn cứ để tổ chức tài chính vi mô xây dựng quy định nội bộ có nội dung về cho vay.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Thông tư 33/2024/TT-NHNN thì trong quy định nội bộ có nội dung về cho vay, tổ chức tài chính vi mô phải xây dựng quy định cụ thể về tổ vay vốn tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
- Mục đích thành lập tổ vay vốn;
- Số lượng thành viên tham gia tổ vay vốn; trong đó số lượng thành viên một tổ vay vốn tối thiểu là 05 tổ viên và tối đa là 60 tổ viên, cư trú hợp pháp theo địa bàn dân cư thuộc đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
- Chế độ hoạt động tổ vay vốn bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
+ Sinh hoạt định kỳ: tối thiểu hằng tháng;
+ Số lượng tổ viên tối thiểu tham gia sinh hoạt định kỳ;
- Quy trình bình xét, lựa chọn tổ viên để giải ngân vốn vay;
- Tiêu chuẩn, điều kiện của người đứng đầu tổ vay vốn;
- Quyền lợi, trách nhiệm của người đứng đầu và thành viên của tổ vay vốn;
- Quan hệ của tổ vay vốn với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?