Tổ chức tài chính vi mô phân phối lợi nhuận thu được như thế nào? Việc báo cáo được quy định ra sao? Tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm gì?
Lợi nhuận của tổ chức tài chính vi mô được phân phối như thế nào?
Phân phối lợi nhuận của tổ chức tài chính vi mô
Lợi nhuận của tổ chức tài chính vi mô sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, Phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự tại Điều 9 Thông tư 18/2018/TT-BTC như sau:
(1) Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
(2) Lợi nhuận còn lại sau khi trừ Khoản quy định tại Khoản 1 Điều này được phân phối như sau:
a) Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn Điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn Điều lệ của tổ chức tài chính vi mô;
b) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính.
(3) Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các Khoản quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này thực hiện phân phối như sau:
a) Đối với tổ chức tài chính vi mô do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ:
- Trích tối đa 25% vào quỹ đầu tư phát triển;
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô căn cứ quy định về đánh giá xếp loại đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ để thực hiện việc rà soát kế hoạch tài chính, giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại và thực hiện đánh giá xếp loại cho tổ chức tài chính vi mô tương tự như với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ. Căn cứ kết quả đánh giá xếp loại, tổ chức tài chính vi mô thực hiện phân phối lợi nhuận còn lại theo quy định đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ.
b) Đối với tổ chức tài chính vi mô khác: tổ chức tài chính vi mô tự quyết định việc phân chia Phần lợi nhuận còn lại theo Điều lệ của tổ chức tài chính vi mô và quy định pháp luật liên quan.
Chế độ báo cáo của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện như thế nào?
Vào cuối kỳ kế toán, tổ chức tài chính vi mô phải lập và gửi các báo cáo tài chính theo quy định tại Điều 10 Thông tư 18/2018/TT-BTC như sau:
- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.
- Thời hạn gửi báo cáo:
+ Báo cáo tài chính giữa niên độ: chậm nhất là ngày 30 tháng đầu của quý tiếp theo;
+ Báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán: chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
+ Báo cáo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm: Tổ chức tài chính vi mô gửi Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập ngay sau khi kết thúc kiểm toán.
- Nơi nhận báo cáo:
+ Tổ chức tài chính vi mô Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ gửi báo cáo tài chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), đồng gửi Bộ Tài chính để phối hợp;
+ Các tổ chức tài chính vi mô còn lại gửi báo cáo tài chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
Trách nhiệm của tổ chức tài chính vi mô và các cơ quan quản lý được quy định như thế nào?
(1) Trách nhiệm của tổ chức tài chính vi mô: khoản 3 Điều 11 Thông tư 18/2018/TT-BTC như sau:
- Thực hiện chế độ tài chính theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ; các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính khác có liên quan;
- Thực hiện chế độ báo cáo và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác của số liệu báo cáo theo quy định tại Nghị định số 93/2017/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
(2) Trách nhiệm của Bộ Tài chính: khoản 1 Điều 11 Thông tư 18/2018/TT-BTC và Điều 37 Nghị định 93/2017/TT-BTC như sau:
- Bộ Tài chính chủ trì, hướng dẫn các nội dung được giao tại Điều 16, Điều 17, Điều 26, Điều 30, Điều 31 Nghị định này và các nội dung cần thiết khác liên quan đến quản lý tài chính của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thi hành Nghị định này.
- Tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị định này để trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế trong trường hợp cần thiết.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc lập và thực hiện kế hoạch giám sát các tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước; giám sát theo chuyên đề hoặc theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý các vấn đề về tài chính của tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
(3) Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: khoản 1, 2 Điều 11 Thông tư 18/2018/TT-BTC, sửa đổi bởi Điều 5 Thông tư 84/2020/TT-BTC như sau:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì giám sát việc thực hiện chế độ tài chính của tổ chức tài chính vi mô.
- Định kỳ 06 tháng và hàng năm gửi báo cáo thông báo cho Bộ Tài chính tình hình tài chính của tổ chức tài chính vi mô và các vi phạm về chế độ tài chính của tổ chức tài chính vi mô được phát hiện trong quá trình kiểm tra, thanh tra, giám sát (nếu có). Đối với báo cáo 06 tháng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 8; đối với báo cáo năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 4 năm sau.
- Thời gian chốt số liệu:
+ Đối với báo cáo 06 tháng: Tính từ ngày 01 tháng 01 kỳ báo cáo đến hết ngày 30 tháng 6 kỳ báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định).
+ Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến hết ngày 31 tháng 12 năm báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định).
- Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:
+ Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;
+Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;
+ Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;
+ Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, lợi nhuận thu được của tổ chức tài chính vi mô được phân phối vào những hoạt động theo quy định của pháp luật. Cuối kỳ kế toán, tổ chức tài chính vi mô phải lập và gửi báo cáo tài chính theo quy định. Các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng có trách nhiệm phối hợp các công việc nói trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?