Tổ chức tài chính vi mô thực hiện những hoạt động nào? Điều kiện để tổ chức tài chính vi mô được phép hoạt động là gì?
Điều kiện để tổ chức tài chính vi mô được phép hoạt động là gì?
Giấy phép hoạt động tổ chức tài chính vi mô
Khoản 1, 2 Điều 15 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định điều kiện để tổ chức tài chính vi mô được phép hoạt động như sau:
"1. Tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép phải tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tài chính vi mô phải khai trương hoạt động trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động (trừ trường hợp tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép trên cơ sở chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô).
Quá thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép."
Bên cạnh đó, khoản 1, 3 Điều 26 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng có quy định về vấn đề này như sau:
"Điều 26. Điều kiện khai trương hoạt động
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được cấp Giấy phép chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động.
...
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép."
Theo đó, để được phép hoạt động, tổ chức tài chính vi mô cần tiến hành khai trương hoạt động trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp phép. Nếu quá thời hạn nêu trên mà vẫn không khai trương hoạt động, giấy phép sẽ bị Ngân hàng Nhà nước thu hồi.
Điều kiện khai trương hoạt động của tổ chức tài chính vi mô là gì?
Khoản 4 Điều 15 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định những điều kiện để tổ chức tài chính vi mô được phép khai trương hoạt động như sau:
Tổ chức tài chính vi mô được cấp giấy phép chỉ được khai trương hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Ban hành Điều lệ và gửi Ngân hàng Nhà nước;
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Có đủ vốn điều lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này. Vốn điều lệ bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi tại Sở Giao dịch của Ngân hàng Nhà nước ít nhất 30 (ba mươi) ngày trước ngày khai trương hoạt động, trừ phần vốn góp bằng giá trị thực vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô chuyển đổi. Vốn điều lệ được giải tỏa khi tổ chức tài chính vi mô đã khai trương hoạt động;
- Có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động của tổ chức tài chính vi mô;
- Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật đối với tổ chức tài chính vi mô;
Có các quy định nội bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật các tổ chức tín dụng, các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô;
- Đã công bố thông tin theo quy định tại Điều 25 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, gồm:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
+ Số, ngày cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phép thực hiện;
+ Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;
+ Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
+ Danh sách, tỷ lệ góp vốn tương ứng của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của tổ chức tín dụng;
+ Ngày dự kiến khai trương hoạt động.
Ngoài ra, khoản 5 Điều 15 Thông tư 03/2018/TT-NHNN còn quy định:
"Tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính về các điều kiện khai trương hoạt động quy định tại khoản 4 Điều này ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động; Ngân hàng Nhà nước đình chỉ việc khai trương hoạt động khi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này."
Những hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
Nội dung hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 32 Thông tư 03/2018/TT-NHNN, cụ thể như sau:
Huy động vốn của tổ chức tài chính vi mô: Điều 119 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và khoản 2 Điều 32 Thông tư 03/2018/TT-NHNN
(1) Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô;
b) Tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán.
(2) Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Cấp tín dụng của tổ chức tài chính vi mô: Điều 120 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và khoản 3, 4 và 5 Điều 32 Thông tư 03/2018/TT-NHNN
(1) Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng tài chính vi mô và khách hàng khác để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
(2) Tổ chức tài chính vi mô phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô trong tổng dư nợ cho vay tối thiểu 90%.
(3) Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô không được vượt quá 50 (năm mươi) triệu đồng.
Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng khác không được vượt quá 100 (một trăm) triệu đồng.
Mở tài khoản của tổ chức tài chính vi mô: Điều 121 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và khoản 6 Điều 32 Thông tư 03/2018/TT-NHNN
(1) Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại.
(2) Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
Hoạt động khác của tổ chức tài chính vi mô: Điều 122 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và khoản 7 điều 32 Thông tư 03/2018/TT-NHNN
(1) Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn.
(2) Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô.
(3) Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô.
(4) Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm.
Dựa vào những quy định này, tổ chức tài chính vi mô có thể thực hiện những hoạt động nêu trên, cụ thể được ghi trong giấy phép do ngân hàng nhà nước cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?