Tổ chức, tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa bị xử phạt như thế nào? Vi phạm quy tắc giao thông trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa bị xử phạt như thế nào? Mức xử phạt bao nhiêu?

Vi phạm quy tắc giao thông trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa bị xử phạt như thế nào? Tổ chức, tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa bị xử phạt ra sao? Mong được giải đáp thắc mắc, xin cảm ơn!

Vi phạm quy tắc giao thông trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 25 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định như sau:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng;

b) Không tuân theo chỉ dẫn của báo hiệu đường thủy nội địa hoặc chỉ dẫn của người điều tiết giao thông, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;

c) Không giảm tốc độ của phương tiện theo quy định;

d) Không phát tín hiệu của phương tiện theo quy định khi vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế hoặc nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp;

đ) Không phát tín hiệu hoặc phát tín hiệu không đúng quy định khi tránh hoặc vượt nhau;

e) Vượt phương tiện khác khi chưa được phương tiện đó phát tín hiệu cho vượt;

g) Vượt phương tiện khác tại nơi có báo hiệu cấm vượt, phía trước có phương tiện đi ngược lại hay có vật chướng ngại, nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp, nơi có báo hiệu chiều rộng luồng bị hạn chế, khi đi qua khoang thông thuyền, âu tàu;

h) Không tránh, không nhường đường cho phương tiện khác theo quy định;

i) Neo đậu phương tiện ở những nơi cấm neo đậu, không thực hiện đúng các quy định về neo đậu phương tiện hoặc neo đậu phương tiện gây cản trở giao thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 31 và khoản 6 Điều 35 Nghị định này.

- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng đối với mỗi loại phương tiện, như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Lạm dụng quyền được nhường đường, quyền ưu tiên gây nguy hiểm hoặc trở ngại cho các phương tiện khác;

b) Điều khiển phương tiện lạng lách gây mất an toàn giao thông đường thủy nội địa;

c) Điều khiển phương tiện chạy tạo sóng gây hại đến các công trình giao thông, thủy lợi;

d) Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ cho phép.

- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này áp dụng đối với mỗi loại phương tiện, như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.

Tổ chức, tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa

Tổ chức, tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa

Tổ chức, tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 5 và khoản 6 Điều 25 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định:

"5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa;
b) Điều khiển phương tiện không tuân theo chỉ dẫn của báo hiệu đường thủy nội địa hoặc chỉ dẫn của người điều tiết giao thông mà gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông."

Hình thức xử phạt bổ sung về vi phạm quy tắc giao thông trong đường thủy nội địa

Theo khoản 7 Điều 25 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung:

- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này;

- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.

Giao thông đường thủy nội địa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Đường thuỷ nội địa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thì mức phí duy tu, bảo dưỡng tàu tuần tra, xuồng cứu hộ cứu nạn được quy định thế nào?
Pháp luật
Hành vi để gỗ trôi tự do trong phạm vi luồng đường thủy nội địa có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Có bao nhiêu trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa? Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông không?
Pháp luật
Chi cục Đường thuỷ nội địa khu vực là cơ quan gì? Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa khu vực do ai bổ nhiệm?
Pháp luật
Hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Xây nhà, làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa được không? Có bị xử phạt không?
Pháp luật
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý các phương tiện đường thủy nội địa có đúng không?
Pháp luật
Cứu nạn đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thủy nội địa phải làm gì?
Pháp luật
Cứu hộ giao thông đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng có được buộc tàu của mình vào tàu chở khách khi cứu hộ không?
Pháp luật
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản trong giao thông đường thủy được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường thủy nội địa
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,439 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường thủy nội địa Đường thuỷ nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường thủy nội địa Xem toàn bộ văn bản về Đường thuỷ nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào