Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quy định thì có bị tước quyền sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý không?
- Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quy định thì có bị tước quyền sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý không?
- Khi không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải làm gì?
- Nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý bao gồm những nguồn nào?
Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quy định thì có bị tước quyền sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý không?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 53 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý như sau:
Hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, lập, lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định;
b) Không chuyển hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý chưa hoàn thành đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp giao để tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý hoặc không thông báo chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
b) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quy định;
c) Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp không đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý;
đ) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định;
g) Mạo danh hoặc lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi; gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thành lập tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, đ và i khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quy định thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng mà không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Khi không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải làm gì? (Hình từ Internet)
Khi không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải làm gì?
Căn cứ tại Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý như sau:
Không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp phải từ chối theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này;
b) Người được trợ giúp pháp lý thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này;
c) Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
2. Trường hợp không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý.
3. Trường hợp vụ việc trợ giúp pháp lý đang được thực hiện mà người được trợ giúp pháp lý không còn đáp ứng quy định tại Điều 7 của Luật này thì vụ việc được tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc.
Như vậy, khi không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý.
Nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý bao gồm những nguồn nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý bao gồm nguồn ngân sách nhà nước; đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.
Kinh phí ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Đối với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ưu tiên bố trí ngân sách từ số bổ sung cân đối ngân sách hằng năm để hỗ trợ cho việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình.
Lưu ý: Kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý của tổ chức tự nguyện thực hiện do tổ chức đó tự bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?