Tổ chức thi công xây dựng công trình phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng nhưng không có che chắn thì chủ đầu tư bị xử phạt thế nào?
- Những dự án nào phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?
- Tổ chức thi công xây dựng công trình phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng nhưng không có che chắn thì chủ đầu tư bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình nhưng không có che chắn là bao lâu?
Những dự án nào phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?
Dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:
Lập dự án đầu tư xây dựng
1. Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:
a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.
4. Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Theo quy định trên, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ những dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân.
Tổ chức thi công xây dựng công trình (Hình từ Internet)
Tổ chức thi công xây dựng công trình phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng nhưng không có che chắn thì chủ đầu tư bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng nhưng không có che chắn được quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
1. Xử phạt hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
...
15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có) với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
...
Theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
...
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
...
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng nhưng không có che chắn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, và từ 7.500.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân.
Đồng thời chủ đầu tư vi phạm còn bị buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có).
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình nhưng không có che chắn là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình nhưng không có che chắn là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?