Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm kê vật chứng trong thi hành án dân sự theo các bước như thế nào?
Việc kiểm tra, kiểm kê vật chứng trong thi hành án dân sự được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định về kiểm tra, kiểm kê vật chứng như sau:
Kiểm tra, kiểm kê vật chứng
1. Chế độ kiểm tra, kiểm kê vật chứng
Việc kiểm tra, kiểm kê vật chứng được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo quy định hoặc theo yêu cầu, kế hoạch của đơn vị.
...
Theo quy định trên, việc kiểm tra, kiểm kê vật chứng trong thi hành án dân sự được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo quy định hoặc theo yêu cầu, kế hoạch của đơn vị.
Kiểm tra, kiểm kê vật chứng trong thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm kê vật chứng trong thi hành án dân sự theo các bước như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 15 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định về kiểm tra, kiểm kê vật chứng như sau:
Kiểm tra, kiểm kê vật chứng
...
2. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm kê vật chứng
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ đạo việc kiểm tra, kiểm kê vật chứng theo quy định; phê duyệt kết quả kiểm tra, kiểm kê; đảm bảo các điều kiện bảo vệ an toàn, an ninh, vệ sinh kho vật chứng.
2.1. Bước 1. Thực hiện kiểm tra, kiểm kê vật chứng
- Thủ trưởng yêu cầu Thủ kho, Kế toán nghiệp vụ, Chấp hành viên cung cấp tài liệu, chứng từ, sổ sách liên quan đến vật chứng;
- Thủ kho, Kế toán nghiệp vụ thực hiện đồng thời việc mở, đóng kho vật chứng để kiểm tra;
- Thủ kho, Kế toán nghiệp vụ, Chấp hành viên kiểm tra, đối chiếu số lượng, tình trạng trong kho với tài liệu, chứng từ và sổ sách quản lý vật chứng;
- Lập biên bản kiểm tra, kiểm kê;
- Báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm kê;
- Xử lý hành vi xâm phạm, phá hủy niêm phong, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, thêm bớt, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại và các hành vi khác làm hư hỏng hoặc thay đổi hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ (nếu có).
2.2. Bước 2. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Bộ chứng từ tài liệu lưu trữ gồm: Biên bản kiểm kê vật chứng; báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm kê và xử lý.
Kế toán nghiệp vụ lưu 01 bộ, Thủ kho lưu 01 bộ.
Như vậy, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ đạo việc kiểm tra, kiểm kê vật chứng theo quy định; phê duyệt kết quả kiểm tra, kiểm kê; Đồng thời, đảm bảo các điều kiện bảo vệ an toàn, an ninh, vệ sinh kho vật chứng.
Bước 1. Thực hiện kiểm tra, kiểm kê vật chứng
- Thủ trưởng yêu cầu Thủ kho, Kế toán nghiệp vụ, Chấp hành viên cung cấp tài liệu, chứng từ, sổ sách liên quan đến vật chứng;
- Thủ kho, Kế toán nghiệp vụ thực hiện đồng thời việc mở, đóng kho vật chứng để kiểm tra;
- Thủ kho, Kế toán nghiệp vụ, Chấp hành viên kiểm tra, đối chiếu số lượng, tình trạng trong kho với tài liệu, chứng từ và sổ sách quản lý vật chứng;
- Lập biên bản kiểm tra, kiểm kê;
- Báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm kê;
- Xử lý hành vi xâm phạm, phá hủy niêm phong, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, thêm bớt, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại và các hành vi khác làm hư hỏng hoặc thay đổi hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ (nếu có).
Bước 2. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Bộ chứng từ tài liệu lưu trữ gồm: Biên bản kiểm kê vật chứng; báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm kê và xử lý.
Kế toán nghiệp vụ lưu 01 bộ, Thủ kho lưu 01 bộ.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm như thế nào trong kiểm tra, kiểm kê quản lý vật chứng?
Theo Điều 4 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc và tổ chức thực hiện quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng tại đơn vị;
b) Thành lập và chỉ đạo Hội đồng tiêu hủy vật chứng theo quy định;
c) Ký duyệt các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng;
d) Chỉ đạo việc lập, quản lý, lưu trữ, khai thác hồ sơ, sổ sách liên quan đến việc tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng;
đ) Ban hành và tổ chức thực hiện Nội quy kho vật chứng theo quy định;
e) Bố trí công chức, người lao động và điều kiện cơ sở vật chất cần thiết nhằm đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng.
2. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền cho Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì người được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự trong kiểm tra, kiểm kê quản lý vật chứng được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?