Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phân công ai thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý?
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phân công ai thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý?
- Bảo đảm bình đẳng giới trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý được thực hiện như thế nào?
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý vào thời gian nào?
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phân công ai thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý?
Theo Điều 6 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phân công đơn vị hoặc cán bộ làm đầu mối tham mưu thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
2. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng và đề xuất cơ quan có thẩm quyền các giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức mình, bảo đảm về cơ cấu giới tính giữa nam và nữ trong các chức danh lãnh đạo, quản lý (Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng, Phó Phòng, Ban chuyên môn, Chi nhánh), trong đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật) và người lao động khác.
3. Việc xây dựng, phát triển đội ngũ cộng tác viên phải bảo đảm cơ cấu giới tính giữa nam và nữ theo địa bàn, lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý, phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tiễn ở địa phương. Khuyến khích và tạo điều kiện để phụ nữ là người dân tộc thiểu số, người có kiến thức, kỹ năng về giới, bình đẳng giới, về phòng, chống bạo lực gia đình, về phòng, chống mua bán người, xâm hại tình dục tham gia làm cộng tác viên.
Theo quy định nêu trên thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phân công đơn vị hoặc cán bộ làm đầu mối tham mưu thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng và đề xuất cơ quan có thẩm quyền các giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức mình, bảo đảm về cơ cấu giới tính giữa nam và nữ:
+ Trong các chức danh lãnh đạo, quản lý (Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng, Phó Phòng, Ban chuyên môn, Chi nhánh);
+ Trong đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật) và người lao động khác.
- Việc xây dựng, phát triển đội ngũ cộng tác viên phải bảo đảm cơ cấu giới tính giữa nam và nữ theo địa bàn, lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý, phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tiễn ở địa phương.
Khuyến khích và tạo điều kiện để phụ nữ là người dân tộc thiểu số, người có kiến thức, kỹ năng về giới, bình đẳng giới, về phòng, chống bạo lực gia đình, về phòng, chống mua bán người, xâm hại tình dục tham gia làm cộng tác viên.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phân công ai thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý? (Hình từ Internet)
Bảo đảm bình đẳng giới trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định bảo đảm bình đẳng giới trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
- Hàng năm, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý lồng ghép việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về bình đẳng giới, về phòng, chống bạo lực gia đình, về phòng, chống mua bán người, xâm hại tình dục trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho những người thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bảo đảm sự tham gia bình đẳng của nam và nữ trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; ưu tiên cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia bồi dưỡng, tập huấn về bình đẳng giới, về phòng, chống bạo lực gia đình, về phòng, chống mua bán người, xâm hại tình dục.
Trong trường hợp nữ giới có điều kiện, tiêu chuẩn ngang bằng như nam giới mà tỉ lệ nữ đang thấp thì ưu tiên chọn nữ giới.
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tạo điều kiện về thời gian, bố trí công việc phù hợp để người thực hiện trợ giúp pháp lý là phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi tham gia hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý vào thời gian nào?
Theo Điều 5 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định như sau:
Đánh giá, kiểm tra bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đánh giá và báo cáo kết quả hàng năm, đột xuất hoặc theo chuyên đề về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý. Nội dung đánh giá và báo cáo kết quả bao gồm:
a) Kết quả thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong cơ cấu tổ chức, đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý và trong hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định tại Chương II và Chương III của Thông tư này;
b) Phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; những tác động tích cực, tiêu cực và đề xuất các giải pháp để bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
2. Việc kiểm tra về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được thực hiện lồng ghép trong chương trình kiểm tra hàng năm, đột xuất hoặc theo chuyên đề của cơ quan, đơn vị.
Theo quy định nêu trên thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đánh giá và báo cáo kết quả hàng năm, đột xuất hoặc theo chuyên đề về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?