Tổ chức tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng các biện pháp hành chính và kỹ thuật nào để kiểm soát việc ra vào khu vực kiểm soát?
- Tổ chức được phép thiết lập khu vực kiểm soát tại nơi thỏa mãn điều kiện nào?
- Tổ chức tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng các biện pháp hành chính và kỹ thuật nào để kiểm soát việc ra vào khu vực kiểm soát?
- Tổ chức tiến hành công việc bức xạ có phải trang bị liều kế cá nhân cho tất cả nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát không?
Tổ chức được phép thiết lập khu vực kiểm soát tại nơi thỏa mãn điều kiện nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định như sau:
Khu vực kiểm soát và khu vực giám sát
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập khu vực kiểm soát tại nơi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
a) Mức liều bức xạ tiềm năng lớn hơn hoặc bằng 6 mSv/năm;
b) Có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ;
c) Phòng điều khiển lò phản ứng hạt nhân, máy xạ trị, máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ công nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập khu vực giám sát tại những nơi thỏa mãn điều kiện sau: có mức liều bức xạ tiềm năng lớn hơn 1 mSv/năm và nhỏ hơn 6 mSv/năm.
Như vậy, tổ chức tiến hành công việc bức xạ thiết lập khu vực kiểm soát tại nơi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
- Mức liều bức xạ tiềm năng lớn hơn hoặc bằng 6 mSv/năm;
- Có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ;
- Phòng điều khiển lò phản ứng hạt nhân, máy xạ trị, máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ công nghiệp.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập khu vực kiểm soát tại những nơi thỏa mãn điều kiện sau: có mức liều bức xạ tiềm năng lớn hơn 1 mSv/năm và nhỏ hơn 6 mSv/năm.
Kiểm soát việc ra vào khu vực kiểm soát (hình từ Internet)
Tổ chức tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng các biện pháp hành chính và kỹ thuật nào để kiểm soát việc ra vào khu vực kiểm soát?
Theo Điều 9 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:
Kiểm soát việc tiếp cận nguồn bức xạ và ra, vào khu vực kiểm soát, khu vực giám sát
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ sử dụng các nguồn bức xạ phải áp dụng biện pháp kiểm soát hành chính hoặc biện pháp kỹ thuật thích hợp sau đây để kiểm soát việc tiếp cận nguồn phóng xạ:
a) Trang bị hệ thống khóa liên động hoặc khóa có sử dụng chìa khóa đối với nơi lưu giữ, sử dụng nguồn phóng xạ loại 1 và 2 theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 6:2010-BKHCN về An toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ; nơi sử dụng máy gia tốc; nơi xử lý chế biến chất phóng xạ, dược chất phóng xạ và những khu vực lưu giữ chất thải phóng xạ;
b) Có biển báo và sử dụng các rào cản để ngăn chặn việc tiếp cận đến nguồn;
c) Yêu cầu sử dụng giấy phép ra vào đối với các khu vực này; đeo thẻ nhận dạng hoặc cử người giám sát việc ra vào khu vực kiểm soát;
d) Xây dựng nội quy kiểm soát người được phép tiếp cận đến nguồn phóng xạ.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng các biện pháp hành chính và kỹ thuật thích hợp sau đây để kiểm soát việc ra vào khu vực giám sát:
a) Xây dựng nội quy ra vào các khu vực này;
b) Có biển báo, sử dụng các rào cản để ngăn chặn việc ra vào khu vực này.
Như vậy, tổ chức tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng các biện pháp hành chính và kỹ thuật sau để kiểm soát việc ra vào khu vực kiểm soát:
- Xây dựng nội quy ra vào các khu vực này;
- Có biển báo, sử dụng các rào cản để ngăn chặn việc ra vào khu vực này.
Tổ chức tiến hành công việc bức xạ có phải trang bị liều kế cá nhân cho tất cả nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát không?
Tại Điều 15 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN có quy định:
Theo dõi và đánh giá chiếu xạ nghề nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải trang bị liều kế cá nhân cho tất cả nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát, khu vực giám sát.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải sử dụng dịch vụ đo liều bức xạ cá nhân tại các cơ sở được được cấp đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
3. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải xây dựng và bảo đảm thực hiện đúng quy trình sử dụng liều kế cá nhân và xử lý trong trường hợp có bất thường xảy ra đối với liều kế cá nhân, trong đó phải có các nội dung sau:
a) Nhân viên bức xạ phải sử dụng đúng, hợp lý các thiết bị kiểm xạ, liều kế cá nhân và báo ngay cho người phụ trách an toàn khi liều kế cá nhân bị rơi vào trường xạ, bị nhiễm bẩn phóng xạ hoặc bị hỏng, bị mất;
b) Trường hợp liều kế cá nhân bị rơi vào trường xạ, bị nhiễm bẩn phóng xạ hoặc bị hỏng, liều kế phải được chuyển ngay đến đơn vị thực hiện dịch vụ đo liều kế cá nhân. Trong thời gian chờ kết quả đọc liều, chủ cơ sở phải trang bị liều kế mới cho nhân viên hoặc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn bảo đảm mức liều không cao hơn mức liều trung bình nhân viên nhận; toàn bộ sự việc và các tài liệu liên quan cần được lập thành hồ sơ và được lưu giữ;
c) Bảo đảm tính chất, tần suất và độ chính xác của việc theo dõi liều bức xạ nghề nghiệp phải được xác định, có xét đến độ lớn và những thay đổi có thể có của mức chiếu xạ, khả năng và độ lớn của chiếu xạ tiềm tàng. Tần suất đo không được quá 3 tháng một lần.
Đối chiếu với quy định trên thì tổ chức tiến hành công việc bức xạ phải trang bị liều kế cá nhân cho tất cả nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?