Tổ chức tín dụng bị áp dụng kiểm soát đặc biệt khi nào? Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền gì đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
Báo cáo khó khăn về khả năng chi trả
Theo quy định tại Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục.
Áp dụng kiểm soát đặc biệt
Áp dụng kiểm soát đặc biệt
Căn cứ tại Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định cụ thể như sau:
- Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
- Ngân hàng Nhà nước xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
+ Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
+ Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán;
+ Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
+ Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
+ Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.
Quyết định kiểm soát đặc biệt
Căn cứ tại Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về quyết định kiểm soát đặc biệt như sau:
- Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt.
- Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt gồm các nội dung sau đây:
+ Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
+ Lý do kiểm soát đặc biệt;
+ Họ, tên thành viên và nhiệm vụ cụ thể của Ban kiểm soát đặc biệt;
+ Thời hạn kiểm soát đặc biệt.
- Quyết định kiểm soát đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn để phối hợp thực hiện.
- Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc công bố thông tin kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền gì đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
Căn cứ tại Điều 149 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, cụ thể:
- Ngân hàng Nhà nước quyết định xử lý kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại điểm d khoản 2 Điều 148 của Luật này.
- Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, nếu chủ sở hữu không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn.
- Ngân hàng Nhà nước có quyền trực tiếp hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
- Việc góp vốn, mua cổ phần quy định tại khoản 3 Điều này thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
Căn cứ tại Điều 150 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, như sau:
"Điều 150. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:
1. Xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng trình Ban kiểm soát đặc biệt thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phương án đó;
2. Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 148 của Luật này;
3. Chấp hành yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 148 của Luật này;
4. Thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 149 của Luật này."
>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định hiện hành về Tổ chức tín dụng Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?