Tổ chức tín dụng cho vay với lãi suất 100% trên năm có bị xem là vi phạm pháp luật về lãi vay hay không?
- Tổ chức tín dụng cho vay với lãi suất 100% trên năm có vi phạm về lãi vay theo quy định của Bộ luật Dân sự hay không?
- Tổ chức tín dụng cho vay với lãi suất 100% trên năm có bị xem là vi phạm pháp luật về lãi vay hay không?
- Khi đến hạn mà người vay không trả tiền vay cho tổ chức tín dụng thì xử lý như thế nào?
Tổ chức tín dụng cho vay với lãi suất 100% trên năm có vi phạm về lãi vay theo quy định của Bộ luật Dân sự hay không?
Về lãi suất được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 với nội dung như sau:
"Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."
Như vậy lãi suất cho vay tối đa trong các giao dịch dân sự là 20%/năm, tuy nhiên trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Theo đó trường hợp của anh đề cập là vay của các tổ chức tín dụng nên sẽ ưu tiên áp dụng các căn cứ theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
>>> Xem thêm: Các quy định hiện hành liên quan đến Lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng hiện nay Tải
Tổ chức tín dụng cho vay với lãi suất 100% trên năm có bị xem là vi phạm pháp luật về lãi vay hay không?
Tổ chức tín dụng cho vay với lãi suất 100% trên năm có bị xem là vi phạm pháp luật về lãi vay hay không?
Tại Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
"Điều 91. Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng."
Đồng thời căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định:
"Điều 13. Lãi suất cho vay
...
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:
a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;
c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao."
Như vậy nếu không thuộc các trường hợp quy định nêu trên thì việc tổ chức tín dụng cho vay với mức lãi suất theo thỏa thuận của hai bên (100%/năm hoặc một mức khác) thì cũng không vi phạm quy định và không bị hạn chế mức 20%/năm với quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Khi đến hạn mà người vay không trả tiền vay cho tổ chức tín dụng thì xử lý như thế nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về trường hợp không trả hoặc không trả đủ khoản vay khi đến hạn cho các tổ chức tín dụng như sau:
"Điều 13. Lãi suất cho vay
...
4. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn."
Vậy khi đến hạn mà người vay không thực hiện thanh toán nợ gốc và lãi thì sẽ phải trả thêm lãi tiền vay như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?