Tổ chức tín dụng được chỉ định góp vốn phải đáp ứng những điều kiện nào? Tổ chức này góp vốn có những quyền hạn và trách nhiệm nào?
Tổ chức tín dụng được chỉ định góp vốn phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Quyết định 48/2013/QĐ-TTg, có quy định về điều kiện đối với tổ chức tín dụng được chỉ định và tổ chức tín dụng tham gia quản trị điều hành như sau:
Điều kiện đối với tổ chức tín dụng được chỉ định và tổ chức tín dụng tham gia quản trị điều hành
1. Tổ chức tín dụng được chỉ định phải đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Có tình trạng tài chính lành mạnh và có đủ nguồn vốn để thực hiện góp vốn, mua cổ phần theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;
b) Đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng;
c) Có hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ đáp ứng các quy định của Ngân hàng nhà nước;
d) Có khả năng quản trị, điều hành và thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần.
2. Tổ chức tín dụng được yêu cầu tham gia quản trị, điều hành phải đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Có tình hình tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng;
b) Có đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để quản lý, điều hành tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần;
c) Có mạng lưới chi nhánh rộng rãi trên toàn quốc.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng được chỉ định góp vốn phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Có tình trạng tài chính lành mạnh và có đủ nguồn vốn để thực hiện góp vốn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;
- Đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng;
- Có hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ đáp ứng các quy định của Ngân hàng nhà nước;
- Có khả năng quản trị, điều hành và thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn.
Tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng được chỉ định góp vốn có những quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quyết định 48/2013/QĐ-TTg, có quy định về quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức tín dụng được chỉ định góp vốn, mua cổ phần như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức tín dụng được chỉ định góp vốn, mua cổ phần
1. Tổ chức tín dụng được chỉ định có quyền:
a) Quyền cổ đông của tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần;
b) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp sau khi kết thúc giai đoạn cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần;
c) Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
…
Theo quy định trên thì tổ chức tín dụng được chỉ định góp vốn có những quyền hạn sau:
- Quyền cổ đông của tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn;
- Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp sau khi kết thúc giai đoạn cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn;
- Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tín dụng được chỉ định góp vốn có những trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Quyết định 48/2013/QĐ-TTg, có quy định về quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức tín dụng được chỉ định góp vốn, mua cổ phần như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức tín dụng được chỉ định góp vốn, mua cổ phần
…
2. Tổ chức tín dụng được chỉ định có trách nhiệm:
a) Cử cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn tham gia Ban kiểm soát đặc biệt và tiếp nhận các nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc tham gia góp vốn, mua cổ phần bắt buộc;
b) Cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng theo yêu cầu, quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
c) Tham gia xây dựng và tổ chức triển khai Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần;
d) Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước trong quá trình triển khai việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc và Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, tổ chức tín dụng được chỉ định góp vốn có những trách nhiệm sau:
- Cử cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn tham gia Ban kiểm soát đặc biệt và tiếp nhận các nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc tham gia góp vốn bắt buộc;
- Cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng theo yêu cầu, quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
- Tham gia xây dựng và tổ chức triển khai Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn;
- Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước trong quá trình triển khai việc góp vốn bắt buộc và Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn;
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức bên trong của pháp luật là gì? Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là ai?
- Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được xác định như thế nào? Dựa vào lĩnh vực hoạt động hợp tác xã được phân loại như thế nào?
- Kho bảo thuế là kho chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan hay chưa? Địa bàn hoạt động hải quan có bao gồm kho bảo thuế?
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong khu công nghệ cao thế nào? Điều kiện chung thành lập khu công nghệ cao?
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng được pháp luật về xây dựng quy định như thế nào?