Tổ chức tín dụng đại lý chi trả ngoại tệ khi thay đổi tên của có cần phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hay không?
- Tổ chức tín dụng đại lý chi trả ngoại tệ khi thay đổi tên của có cần phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hay không?
- Ngân hàng nhà nước chi nhánh nào có quyền chấp thuận thay đổi tên của tổ chức tín dụng đại lý chi trả ngoại tệ?
- Tổ chức tín dụng đại lý chi trả ngoại tệ thay đổi tên gửi bao nhiêu bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền?
Tổ chức tín dụng đại lý chi trả ngoại tệ khi thay đổi tên của có cần phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hay không?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 34/2015/TT-NHNN có quy định như sau:
Các trường hợp thay đổi, bổ sung
1. Các trường hợp thay đổi, bổ sung liên quan đến các nội dung sau phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước:
a) Đối với tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ:
(i) Thay đổi tên, địa chỉ tổ chức kinh tế;
(ii) Thay đổi, bổ sung đối tác nước ngoài;
b) Đối với tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ:
(i) Thay đổi tên tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ;
(ii) Bổ sung tổ chức tín dụng được phép ủy quyền đại lý chi, trả ngoại tệ;
c) Đối với tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ:
(i) Thay đổi tên, địa chỉ tổ chức kinh tế;
(ii) Bổ sung tổ chức tín dụng được phép ủy quyền đại lý chi, trả ngoại tệ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng đại lý chi trả ngoại tệ khi thay đổi tên của phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Tổ chức tín dụng đại lý chi trả ngoại tệ (Hình từ Internet)
Ngân hàng nhà nước chi nhánh nào có quyền chấp thuận thay đổi tên của tổ chức tín dụng đại lý chi trả ngoại tệ?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2015/TT-NHNN có quy định như sau:
Thẩm quyền chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) có trách nhiệm:
a) Chấp thuận hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
b) Chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
c) Thu hồi văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
d) Thu hồi văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính có trách nhiệm:
a) Chấp thuận hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ;
b) Chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ;
c) Thu hồi văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ;
d) Thu hồi văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ.
3. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ (bao gồm trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; đại lý chi, trả ngoại tệ), không phải làm thủ tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tín dụng trụ sở chính có trách nhiệm chấp thuận thay đổi tên của tổ chức tín dụng đại lý chi trả ngoại tệ.
Tổ chức tín dụng đại lý chi trả ngoại tệ thay đổi tên gửi bao nhiêu bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 34/2015/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 24/2022/TT-NHNN như sau:
Trình tự, thủ tục chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ
1. Tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế có nhu cầu thực hiện hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ (hoặc thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý) gửi 01 bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng đại lý chi trả ngoại tệ thay đổi tên gửi 01 bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?