Tổ chức tôn giáo trực thuộc được chia thành nhiều tổ chức tôn giáo trực thuộc mới hay không? Tổ chức tôn giáo trực thuộc có tư cách pháp nhân không?
Tổ chức tôn giáo trực thuộc có phải là tổ chức tôn giáo hay không?
Theo quy định tại khoản 13 ĐIều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tổ chức tôn giáo trực thuộc được hiểu như sau:
"13. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo."
Hiến chương của tổ chức tôn giáo bao gồm những nội dung cơ bản được quy định cụ thể tại Điều 23 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
"1. Tên của tổ chức;
2. Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động;
3. Địa bàn hoạt động, trụ sở chính;
4. Tài chính, tài sản;
5. Người đại diện theo pháp luật, mẫu con dấu;
6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
8. Điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, cách thức phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
9. Điều kiện, thẩm quyền, cách thức giải thể tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc;
10. Việc tổ chức hội nghị, đại hội; thể thức thông qua quyết định, sửa đổi, bổ sung hiến chương; nguyên tắc, phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ của tổ chức;
11. Quan hệ giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức tôn giáo trực thuộc, giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức, cá nhân khác có liên quan."
Như vậy, tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, không phải là tổ chức tôn giáo.
Tổ chức tôn giáo trực thuộc
Tổ chức tôn giáo trực thuộc được chia thành nhiều tổ chức tôn giáo trực thuộc mới hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 27 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc cụ thể như sau:
- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; chia, tách tổ chức tôn giáo trực thuộc thành nhiều tổ chức tôn giáo trực thuộc mới; sáp nhập tổ chức tôn giáo trực thuộc vào một tổ chức tôn giáo trực thuộc khác; hợp nhất các tổ chức tôn giáo trực thuộc thành một tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.
- Sau khi chia, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị chia được chuyển giao cho các tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.
- Sau khi tách, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị tách và tổ chức tôn giáo trực thuộc được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình phù hợp với mục đích hoạt động.
- Sau khi sáp nhập, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị sáp nhập được chuyển giao cho tổ chức tôn giáo trực thuộc mà tổ chức đó được sáp nhập vào.
- Sau khi hợp nhất, các tổ chức tôn giáo trực thuộc cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm tổ chức tôn giáo trực thuộc mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc cũ được chuyển giao cho tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.
Dựa vào những quy định trên, có thể thấy tổ chức tôn giáo trực thuộc được phép chia thành nhiều tổ chức tôn giáo trực thuộc mới, nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 28 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, gồm:
"1. Hiến chương của tổ chức tôn giáo có quy định về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc;
2. Hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này;
3. Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở."
Sau khi chia thành nhiều tổ chức tôn giáo trực thuộc mới, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị chia sẽ chấm dứt tồn tại. Điều này đồng nghĩa với việc quyền và nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị chia được chuyển giao cho các tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.
Tổ chức tôn giáo trực thuộc có tư cách pháp nhân không?
Tại khoản 2 Điều 30 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:
"Điều 30. Tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
...
2. Tổ chức tôn giáo đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 21 của Luật này."
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 21 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, điều kiện để có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc gồm:
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Như vậy, tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo. Pháp luật hiện hành cho phép tổ chức tôn giáo trực thuộc được chia thành nhiều tổ chức tôn giáo trực thuộc mới. Điều này cũng đồng thời làm chấm dứt quyền và quyền và nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị chia, chuyển sang cho các tổ chức tôn giáo trực thuộc mới. Bên cạnh đó, tổ chức tôn giáo trực thuộc có tư cách pháp nhân phi thương mại nếu đáp ứng đủ điều kiện luật định và được tổ chức tôn giáo đề nghị với cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký pháp nhân này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?