Tổ chức tự ý đổi tên cảng biển không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố thì bị phạt đến 100.000.000 đồng đúng không?
- Tổ chức tự ý đổi tên cảng biển không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố thì bị phạt đến 100.000.000 đồng đúng không?
- Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền lập biên bản và xử phạt tổ chức tự ý đổi tên cảng biển không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tự ý đổi tên cảng biển không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố là bao lâu?
Tổ chức tự ý đổi tên cảng biển không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố thì bị phạt đến 100.000.000 đồng đúng không?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước như sau:
Vi phạm quy định về đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước hoặc sử dụng, giao dịch bằng tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi, sửa chữa tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, tổ chức tự ý đổi tên cảng biển không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc thay đổi tên cảng biển đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố.
Cảng biển (Hình từ Internet)
Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền lập biên bản và xử phạt tổ chức tự ý đổi tên cảng biển không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố không?
Theo quy định tại Điều 59 Nghị định 142/2017/NĐ-CP về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thuộc quyền quản lý của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 65 và Điều 66 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải phải kịp thời ngăn chặn và lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên tàu biển, phương tiện thủy nội địa thì thuyền trưởng, người lái phương tiện thủy nội địa có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu biển về đến bến cảng.
Theo quy định trên, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của mình nếu phát hiện tổ chức tự ý đổi tên cảng biển không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố thì vẫn có quyền lập biên bản.
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 36 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của thanh tra như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo quy định trên, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải với mức phạt tiền tối đa là 500.000 đồng đối với cá nhân, và 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do tổ chức tự ý đổi tên cảng biển không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng nên Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải không có quyền xử phạt tổ chức này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tự ý đổi tên cảng biển không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm; riêng đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, cảng cạn, công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý giá, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tự ý đổi tên cảng biển không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?