Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được tự nguyện giải thể khi nào? Hồ sơ đề nghị giải thể gồm những gì?
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được tự nguyện giải thể khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động trong trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự nguyện giải thể
1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được giải thể khi đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ và không có tranh chấp với thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, người lao động, Nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự nguyện giải thể phải gửi đến Bộ Tài chính bộ hồ sơ đề nghị giải thể bao gồm:
a) Đơn đề nghị giải thể tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô:
b) Biên bản họp, Nghị quyết của Đại hội thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân) hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ của Tổ chức đại diện thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên) về việc giải thể, phương án giải thể;
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được giải thể khi đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ và không có tranh chấp với thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, người lao động, Nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được tự nguyện giải thể khi nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động trong trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự nguyện giải thể
...
2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự nguyện giải thể phải gửi đến Bộ Tài chính bộ hồ sơ đề nghị giải thể bao gồm:
a) Đơn đề nghị giải thể tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô:
b) Biên bản họp, Nghị quyết của Đại hội thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân) hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ của Tổ chức đại diện thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên) về việc giải thể, phương án giải thể;
c) Phương án hoàn thành các nghĩa vụ với các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, nhà nước, người lao động và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác;
d) Phương án xử lý, phân chia tài sản từ hoạt động bảo hiểm vi mô cho các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô.
3. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị giải thể của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, Bộ Tài chính ra văn bản chấp thuận về nguyên tắc việc giải thể của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
(1) Đơn đề nghị giải thể tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
(2) Biên bản họp, Nghị quyết của Đại hội thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân) hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ của Tổ chức đại diện thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên) về việc giải thể, phương án giải thể;
(3) Phương án hoàn thành các nghĩa vụ với các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, nhà nước, người lao động và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác;
(4) Phương án xử lý, phân chia tài sản từ hoạt động bảo hiểm vi mô cho các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô.
Cơ quan nào có quyền Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động khi tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự nguyên giải thể?
Căn cứ khoản 7 Điều 17 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động trong trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự nguyện giải thể
...
5. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc việc giải thể, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoàn thành việc thực hiện các nghĩa vụ với các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, nhà nước, người lao động và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác; xử lý, phân chia tài sản theo phương án đã báo cáo Bộ Tài chính.
6. Sau khi hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ với thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, người lao động, Nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện kèm theo các tài liệu chứng minh việc đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ.
7. Trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ báo cáo về việc hoàn thành các nghĩa vụ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, Bộ Tài chính có Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và công bố Quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định, Bộ Tài chính là cơ quan có quyền Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động khi tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự nguyên giải thể và công bố Quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?