Tổ công tác ISO hoạt động theo nguyên tắc gì? Trách nhiệm của thành viên Tổ công tác ISO được quy định như thế nào?
Tổ công tác ISO hoạt động theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1056/QĐ-BXD năm 2014 về phương thức hoạt động của Tổ công tác ISO như sau:
1. Phương thức hoạt động của Tổ công tác ISO
Tổ công tác ISO hoạt động theo nguyên tắc của một nhóm chức năng trong lĩnh vực hệ thống quản lý chất lượng.
Các thành viên trong Tổ công tác ISO hoạt động theo trách nhiệm và quyền hạn được quy định ở Phần 2 dưới đây.
Tổ trưởng Tổ công tác ISO quản lý hoạt động của Tổ công tác ISO và báo cáo trực tiếp mọi hoạt động với Trưởng Ban chỉ đạo ISO. Tổ công tác ISO nhóm họp định kỳ, hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổ trưởng để xem xét, đánh giá và thảo luận về các hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng. Chu kỳ họp của Tổ công tác ISO được xác định và thống nhất giữa các thành viên trong Tổ sao cho thích hợp với giai đoạn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng nhưng không được ít hơn một lần/Quý.
...
Theo đó, tổ công tác ISO hoạt động theo nguyên tắc của một nhóm chức năng trong lĩnh vực hệ thống quản lý chất lượng.
Tổ công tác ISO hoạt động theo nguyên tắc gì? Trách nhiệm của thành viên Tổ công tác ISO được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của thành viên Tổ công tác ISO được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm 2.4.1 khoản 2.4 Điều 2 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1056/QĐ-BXD năm 2014, thành viên Tổ công tác ISO có trách nhiệm sau:
- Các thành viên trong Tổ công tác ISO chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo cơ quan và Tổ trưởng Tổ công tác ISO về tiến độ, chất lượng của quá trình triển khai thiết lập và áp dụng các yếu tố của Hệ thống quản lý chất lượng liên quan đến bộ phận của mình trong suốt quá trình thực hiện dự án.
- Tổ chức thực hiện và hỗ trợ hoạt động khảo sát và đánh giá thực trạng các hoạt động thực tiễn của bộ phận mình và xác định sự khác biệt so với các yêu cầu liên quan của tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.
- Xem xét và kiến nghị với Tổ trưởng Tổ công tác ISO về việc lập thành văn bản các quy trình tác nghiệp, hướng dẫn công việc của bộ phận mình.
- Tổ chức thực hiện và hỗ trợ hướng dẫn áp dụng và áp dụng các tài liệu của Hệ thống quản lý chất lượng trong bộ phận của mình. Kiến nghị, xem xét các kiến nghị và tổ chức thực hiện các điều chỉnh cần thiết với các tài liệu của Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng trong bộ phận của mình.
- Hỗ trợ hoạt động đánh giá chất lượng nội bộ tại bộ phận của mình và thực hiện các hành động khắc phục cho các phát hiện được đưa ra trong đánh giá chất lượng nội bộ.
- Tổ chức thực hiện và giám sát các hành động khắc phục trong bộ phận của mình đối với các phát hiện của tổ chức chứng nhận trong đánh giá chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng.
- Thực hiện và đảo bảo việc báo cáo đầy đủ các nội dung liên quan đến công việc của bộ phận mình đến hoạt động xem xét của lãnh đạo về Hệ thống quản lý chất lượng.
- Tham gia các cuộc họp, buổi làm việc của Tổ công tác ISO, xác nhận tham dự vào các biên bản cuộc họp và làm việc của Tổ công tác ISO.
- Đề xuất và tổ chức thực hiện, giám sát các hoạt động tiếp theo được phân công cho các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án tại bộ phận của mình.
Ai có trách nhiệm điều phối các hoạt động của Tổ công tác ISO giữa Tổ trưởng và các thành viên trong tổ?
Căn cứ theo quy định tại điểm 2.3.1 khoản 2.3 Điều 2 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1056/QĐ-BXD năm 2014 như sau:
2. Chức năng nhiệm vụ
...
2.3 - Trách nhiệm và quyền hạn của Thư ký Tổ công tác ISO
2.3.1 Trách nhiệm:
Hỗ trợ cho Tổ trưởng Tổ công tác ISO trong việc thực hiện các trách nhiệm và quyền hạn của mình.
Làm đầu mối điều phối các hoạt động của Tổ công tác ISO giữa Tổ trưởng và các thành viên trong tổ.
Thực hiện các hoạt động kiểm soát tài liệu chung, bao gồm ấn bản, đóng dấu kiểm soát, phân phối tài liệu mới, thu hồi tài liệu cũ…theo quy định của Quy trình kiểm soát tài liệu.
Báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác ISO về việc thực hiện các hạng mục công việc của dự án sau khi đã được lập kế hoạch.
Làm thư ký, lập biên bản các cuộc họp và làm việc của Tổ công tác ISO.
Thực hiện các hoạt động liên hệ trực tiếp với các chuyên gia tư vấn và tổ chức chứng nhận về các hoạt động liên quan theo chỉ đạo của Tổ trưởng Tổ công tác ISO.
...
Như vậy, Thư ký Tổ công tác ISO có trách nhiệm làm đầu mối điều phối các hoạt động giữa Tổ trưởng và các thành viên trong Tổ công tác ISO.
Lưu ý: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2008 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?