Tổ đại biểu Quốc hội được thành lập để làm gì? Kết quả phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội có được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội không?
Tổ đại biểu Quốc hội được thành lập để làm gì?
Theo quy định tại Điều 24 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) về phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội như sau:
Phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội
1. Tại mỗi kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Tổ đại biểu Quốc hội, chỉ định Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng Tổ đại biểu Quốc hội.
2. Tổ trưởng Tổ đại biểu Quốc hội chủ tọa phiên họp Tổ. Trường hợp Tổ trưởng vắng mặt thì Phó Tổ trưởng được phân công chủ tọa phiên họp.
3. Tổng Thư ký Quốc hội phân công thư ký phiên họp Tổđại biểu Quốc hội.
4. Trình tự phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu nội dung đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận;
b) Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến;
c) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.
Trước đây, quy định phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội tại Điều 20 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội
1. Tại mỗi kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Tổ đại biểu Quốc hội, chỉ định Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng Tổ đại biểu Quốc hội.
2. Tổ trưởng Tổ đại biểu Quốc hội chủ tọa phiên họp Tổ. Trường hợp Tổ trưởng vắng mặt thì Phó Tổ trưởng được phân công chủ tọa phiên họp.
3. Thư ký phiên họp Tổ do Chủ tọa phiên họp quyết định.
4. Trình tự phiên họp thảo luận ở Tổ về từng nội dung của kỳ họp Quốc hội được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu những nội dung đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận;
b) Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến;
c) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 94 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về cách thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội như sau:
Các hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội
...
4. Các phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về các nội dung thuộc chương trình kỳ họp.
...
Như vậy, tại mỗi kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Tổ đại biểu Quốc hội, chỉ định Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng Tổ đại biểu Quốc hội.
Tổ đại biểu Quốc hội làm việc bằng các phiên họp để thảo luận về các nội dung của kỳ họp Quốc hội.
Tổ đại biểu Quốc hội (Hình từ Internet)
Kết quả phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội có được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội không?
Theo Điều 13 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định về các hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội như sau:
Các hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội
1. Các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội bao gồm:
a) Phiên họp toàn thể của Quốc hội;
b) Phiên họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về nội dung thuộc chương trình kỳ họp Quốc hội;
c) Phiên họp do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội thuộc lĩnh vực phụ trách;
d) Phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội;
đ) Phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
2. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội mời Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội khác có liên quan trao đổi về những vấn đề trình Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội được tiến hành công khai, trừ trường hợp được quyết định họp kín.
Như vậy, phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội cũng là một hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội.
Do đó, kết quả phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội được Quốc hội quyết định và ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
Trước đây, quy định các hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội tại Điều 14 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) như sau:
Các hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội
1. Các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội được Quốc hội quyết định và ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội bao gồm:
a) Phiên họp toàn thể của Quốc hội;
b) Phiên họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về các nội dung thuộc chương trình kỳ họp;
c) Phiên họp do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tổ chức thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp thuộc lĩnh vực phụ trách;
d) Phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội;
đ) Phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội.
2. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội khác có liên quan trao đổi về những vấn đề trình Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội được tiến hành công khai, trừ trường hợp Quốc hội quyết định họp kín.
4. Thời gian tiến hành các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội do Quốc hội quyết định và được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
5. Chủ tọa các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm điều hành phiên họp theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan; bảo đảm thực hiện đúng chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua.
Biên bản phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội phải được gửi cho ai?
Căn cứ Điều 26 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định về biên bản kỳ họp Quốc hội như sau:
Biên bản kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội và các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội phải được ghi âm, ghi biên bản. Biên bản kỳ họp Quốc hội gồm biên bản tổng hợp và biên bản các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội.
2. Biên bản phiên họp toàn thể của Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu tại phiên họp; ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội;kết quả biểu quyết của Quốc hội tại phiên họp. Biên bản phiên họp toàn thể của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp và thư ký phiên họp ký xác thực.
3. Biên bản phiên họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội ký xác thực.
4. Biên bản phiên họp do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, thư ký phiên họp ký xác thực.
5. Biên bản các phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, thư ký phiên họp ký xác thực.
6. Biên bản và bản ghi âm của các phiên họp phải được chuyển đến Tổng Thư ký Quốc hội để xây dựng biên bản kỳ họp Quốc hội. Biên bản kỳ họp Quốc hội phải được hoàn thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội và Tổng Thư ký Quốc hội ký xác thực.
7. Mẫu biên bản tổng hợp, biên bản các phiên họp do Tổng Thư ký Quốc hội quy định.
Như vậy, biên bản phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, thư ký phiên họp ký xác thực.
Sau đó biên bản và bản ghi âm của các phiên họp phải được chuyển đến Tổng Thư ký Quốc hội để xây dựng biên bản kỳ họp Quốc hội.
Trước đây, quy định biên bản kỳ họp Quốc hội tại Điều 24 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) như sau:
Biên bản kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội và các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội phải được ghi âm, ghi biên bản.
2. Biên bản kỳ họp Quốc hội gồm biên bản tổng hợp, biên bản các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội. Biên bản tổng hợp do Chủ tịch Quốc hội và Tổng thư ký Quốc hội ký xác thực.
3. Biên bản phiên họp toàn thể của Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết của Quốc hội tại phiên họp, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, Thư ký phiên họp ký xác thực.
4. Biên bản các phiên họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, Tổng thư ký Quốc hội ký xác thực.
5. Biên bản các phiên họp do Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, Thư ký phiên họp ký xác thực.
6. Biên bản các phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, Thư ký phiên họp ký xác thực.
7. Biên bản và bản ghi âm các phiên họp phải được chuyển đến Tổng thư ký Quốc hội để xây dựng Biên bản kỳ họp Quốc hội.
8. Mẫu biên bản tổng hợp, biên bản các phiên họp do Tổng thư ký Quốc hội quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?