Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do ai quyết định thành lập?
- Số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được xác định dựa trên những căn cứ nào?
- Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do ai quyết định thành lập?
- Thành viên Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì?
Số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được xác định dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về xác định số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng như sau:
Xác định số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng
Căn cứ vào nguồn lực trợ giúp pháp lý tại địa phương. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm) đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của Trung tâm dựa trên kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của năm trước, số lượng trợ giúp viên pháp lý, số lượng luật sư đã ký hợp đồng, số lượng vụ án được xét xử của năm trước, tổng số người được trợ giúp pháp lý, biến động của dân số địa phương và các nội dung khác có tác động tới công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương để dự kiến số lượng luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là luật sư).
Như vậy, theo quy định, số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được xác định dựa trên những căn cứ sau đây:
(1) Căn cứ vào nguồn lực trợ giúp pháp lý tại địa phương;
(2) Kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của năm trước;
(3) Số lượng luật sư đã ký hợp đồng, số lượng vụ án được xét xử của năm trước;
(4) Tổng số người được trợ giúp pháp lý;
(5) Biến động của dân số địa phương;
(6) Các nội dung khác có tác động tới công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương.
Số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được xác định dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do ai quyết định thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2017/TT-BTP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP) quy định về Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư như sau:
Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư
1. Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư (sau đây gọi là Tổ đánh giá luật sư) gồm từ 03 đến 05 thành viên là những người có kiến thức pháp luật, am hiểu hoạt động trợ giúp pháp lý, trong đó có đại diện của Đoàn luật sư địa phương. Tổ trưởng Tổ đánh giá luật sư là lãnh đạo Trung tâm.
2. Tổ đánh giá luật sư có trách nhiệm:
a) Xây dựng thông báo lựa chọn luật sư;
b) Đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, kết quả lựa chọn
3. Thành viên Tổ đánh giá luật sư có trách nhiệm:
a) Đánh giá và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình;
b) Độc lập, khách quan, trung thực, giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổ trưởng phân công.
Như vậy, theo quy định, Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập.
Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư gồm từ 03 đến 05 thành viên là những người có kiến thức pháp luật, am hiểu hoạt động trợ giúp pháp lý, trong đó có đại diện của Đoàn luật sư địa phương.
Tổ trưởng Tổ đánh giá luật sư là lãnh đạo Trung tâm.
Thành viên Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 08/2017/TT-BTP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP) quy định về Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư như sau:
Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư
1. Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư (sau đây gọi là Tổ đánh giá luật sư) gồm từ 03 đến 05 thành viên là những người có kiến thức pháp luật, am hiểu hoạt động trợ giúp pháp lý, trong đó có đại diện của Đoàn luật sư địa phương. Tổ trưởng Tổ đánh giá luật sư là lãnh đạo Trung tâm.
2. Tổ đánh giá luật sư có trách nhiệm:
a) Xây dựng thông báo lựa chọn luật sư;
b) Đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, kết quả lựa chọn
3. Thành viên Tổ đánh giá luật sư có trách nhiệm:
a) Đánh giá và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình;
b) Độc lập, khách quan, trung thực, giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổ trưởng phân công.
Như vậy, theo quy định, thành viên Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có các trách nhiệm sau đây:
(1) Đánh giá và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình;
(2) Độc lập, khách quan, trung thực, giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ;
(3) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổ trưởng phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?